BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Tin dự án
Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư trong bối cảnh COVID 19 của một số quốc gia.
Thứ Hai, 25/01/2021 02:44

Hoa Kỳ tung ra gói cứu trợ 2.200 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong nước và đang nghiên cứu triển khai gói kích thích kinh tế dự kiến khoảng 1-3 nghìn tỷ USD cho các nước khác tham gia chuỗi cung ứng.

- Châu Âu đạt được thỏa thuận về Kế hoạch phục hồi 750 tỷ Euro (2% GDP toàn EU) được phân bổ cho 3 mục tiêu: (i) tài trợ các nước thành viên tái đầu tư và cải cách chính sách, phát triển theo hướng “kinh tế số” và “kinh tế xanh”; (ii) ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu vực tư nhân; (iii) nghiên cứu, phát triển hệ thống y tế. Trong đó 630 tỷ Euro được phân bổ vào mục tiêu thứ nhất.

- Hoa Kỳ  tung ra gói cứu trợ 2.200 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong nước và đang nghiên cứu triển khai gói kích thích kinh tế dự kiến khoảng 1-3 nghìn tỷ USD cho các nước khác tham gia chuỗi cung ứng.

- Hàn Quốc công bố gói cứu trợ bổ sung trị giá 33 tỷ USD  (tương đương 40 nghìn tỷ Won) cứu trợ các Công ty, Tập đoàn lớn trong 07 ngành trọng điểm: hàng không, vận tải, ô tô, đóng tày, cơ khí, năng lượng và viễn thông.

- Nhật Bản: Chi ngân sách 2,2 tỷ USD để hỗ trợ cho các doanh nghiệp quay trở lại Nhật Bản (90% ngân sách đối với lĩnh vực công nghệ và sản phẩm thiết yếu) và tìm kiếm địa điểm sản xuất mới tại các nước Nam Á (10% ngân sách áp dụng cho các dự án có giá trị công nghệ thấp). Ngày 27/5/2020, Chính phủ Nhật Bản ban hành gói cứu trợ bổ sung 117 nghìn tỷ Yen (1,1 nghìn tỷ USD). Theo đó, tổng giá trị 2 gói cứu trợ đến nay khoảng 2.340 tỷ Yen (2,2 nghìn tỷ USD), tương đương 40% GDP.

- Singapore đã công bố gói hỗ trợ thứ 4 trị giá 33 tỷ SGD, tương đương 23,5 tỷ USD (Tổng 4 gói hỗ trợ 92.9 tỷ SGD – gần 20% GDP)[1] để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương thông qua việc hoãn thuế, giảm thuế và các chương trình cho vay, cũng như hỗ trợ người lao động thu nhập thấp và hộ kinh doanh cá thể thông qua các chương trình đào tạo mới và tài trợ tiền mặt.

- Ấn Độ hỗ trợ 265 tỷ USD (10% GDP) để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tự chủ, đưa hàng hóa nội địa ra toàn cầu, dựa vào 5 trụ cột chính: (i) tăng trưởng kinh tế; (ii) phát triển kết cấu hạ tầng; (iii) hệ thống công nghệ vượt trội; (iv) nguồn lao động tự chủ; (v) gia tăng tổng cầu và tối ưu hóa chuỗi cung ứng nội địa.

- Úc: phê duyệt gói kích thích kinh tế 17,6 tỷ USD để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

- Trung Quốc: cung cấp 4,2 nghìn tỷ RMB (527 billion USD) hỗ trợ ngành ngân hàng để nâng cao thanh khoản; 1,8 nghìn tỷ RMB để cho vay, tái cấp vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ sản xuất và nguồn cung y tế...

- Đài Loan: Chính quyền Đài Loan đã đưa 6 gói hỗ trợ doanh nghiệp trị giá 300 triệu USD bao gồm: hỗ trợ vốn, nâng cấp dây truyền sản xuất, R&D, đào tạo nhân lực, đa dạng hình thức kinh doanh, tăng sức mua...

- Malaysia: Ngân sách hỗ trợ giãn thuế doanh nghiệp lên tới 240 triệu USD. Ngoài ra, ban hành gói kích thích kinh tế 4,8 tỷ USD nhằm thực hiện các chiến lược bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tự động hóa và số hóa trong các quy trình quản trị và sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

- Philippines: Gói cứu trợ tài chính trị giá 1,7 nghìn tỷ PHP (khoảng 34,08 tỷ USD – 9,1% GDP). Trong đó, 2.41 tỷ USD là các khoản vay hỗ trợ doanh nghiệp NVV và hộ kinh doanh.

- Lào: 02 gói hỗ trợ, tổng giá trị 200 tỷ Kíp (22,23 triệu USD) hỗ trợ SME vay với lãi suất thấp, ưu tiên các ngành: (i) Trồng trọt và chăn nuôi; (ii) Chế biến nông sản; (iii) Thủ công nghiệp; (iv) Du lịch.



[1] Theo CNBC ngày 26/5/2020: https://www.cnbc.com/2020/05/26/singapore-plans-fourth-stimulus-package-for-coronavirus-hit-economy.html

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 628
Thông báo