BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tin dự án
Tăng cường thông tin đối ngoại nhằm đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của việt nam giai đoạn 2011-2020.
Thứ Hai, 25/01/2021 03:31

Thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại, trong giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều hoạt động thông tin, đối ngoại để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút ĐTNN vào Việt Nam.

Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và mở cửa thu hút ĐTNN. Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 và Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung 2001 khẳng định khu vực ĐTNN là một trong các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Kể từ đó cho đến nay, các văn kiện của Đảng luôn nhất quán quan điểm khuyến khích phát triển khu vực ĐTNN; thu hút và sử dụng ĐTNN là chiến lược kinh tế đối ngoại, là nội dung quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư là yếu tố cốt lõi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư lớn hàng đầu thế giới từ các nước phát triển đầu tư vốn, công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và liên kết với doanh nghiệp trong nước. Các văn kiện của Đảng như luôn nhất quán quan điểm khuyến khích thu hút và sử dụng có hiệu quả ĐTNN về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là công nghệ cao, tiên tiến và quản trị hiện đại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà gGần đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030, trong đó. khuyến khích thu hút và sử dụng có hiệu quả ĐTNN về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là công nghệ cao, tiên tiến và quản trị hiện đại để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, các quy định về đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới vào các năm 1987, 1990, 1992, 1996, 2000, 2005 và được quy định trong Luật Đầu tư 2014. Ngoài ra,, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật khác, chiến lược, quy hoạch, chính sách cụ thể liên quan đến ĐTNN cũng đã được ban hành. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 quy định quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân, quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục khẳng định các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Theo đó, môi trường đầu tư kinh doanh được tạo lập theo hướng ngày càng phù hợp với kinh tế thị trường, cam kết hội nhập của Việt Nam và thông lệ quốc tế, là yếu tố quan trọng trong thu hút và sử dụng ĐTNN.

Trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao cả từ các cơ quan Đảng và Nhà nước: Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 16-KL/TW ngày 14/02/2012 về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, xác định rõ "Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng của Đảng ta; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài"; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 06/8/2012 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020, Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.

Thc hin chương trình hành động ca Chính ph về thông tin đối ngoại, trong giai đoạn 2011 – 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều hoạt động thông tin, đối ngoại để phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, tăng cường thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Các hoạt động cụ thể như sau:

Thứ nhất, t chc cung cp thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí để đưa các thông tin, bài viết, bài phỏng vấn liên quan đến chính sách, môi trường đầu tư của Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời thường xuyên cập nhật các tin bài về hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư của Lãnh đạo đảng, chính phủ, lãnh đạo Bộ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cổng thông tin quốc gia về đầu tư bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật.

Thứ hai, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ công tác xúc tiến đầu tư. Hàng năm Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều xây dựng guide book, tờ rơi để giới thiệu về môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam cung cấp cho các nhà đầu tư bằng các ngôn ngữ thông dụng: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Đồng thời, h tr các địa phương xây dng tài liu, n phm cho các địa phương.

Thứ ba, chủ trì phối hợp với các đối tác tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc tọa đàm ở trong nước và nước ngoài để quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam. Đặc biệt nhân dịp các chuyến công tác của lãnh đạo đảng, quốc hội, chính phủ tại các nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều sự kiện Xúc tiến đầu tư với sự tham dự của hàng nghìn nhà đầu tư. Trong năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh đại dịch COVID 19, không thể tổ chức các hoạt động XTĐT trực tiếp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai nhiều hoạt động XTĐT trực tuyến thu hút hàng nghìn nhà đầu tư tham gia, nhận được sự đánh giá cao của các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế.

Thứ tư, hỗ trợ các tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội đầu tư và triển khai kế hoch đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đồng thời hỗ trợ các dự án hiện hữu tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thành công các dự án đầu tư. Làm đầu mi tiếp xúc vi các đại s quán, thương v, các t chc kinh tế quc tế, các hip hi doanh nghip nước ngoài để làm cu ni quan h gia các chính ph và doanh nghip, các nhà đầu tư nước ngoài vi các doanh nghip trong nước; hướng dn các nhà đầu tư v thông tin, chính sách, môi trường đầu tư ti Vit Nam, thu xếp, h tr các nhà đầu tư tiếp xúc vi các b, ngành, địa phương để được hướng dn chi tiết v kế hoch đầu tư và h tr các địa phương trong vic tìm kiếm, tiếp xúc vi các nhà đầu tư.

Trong thời gian vừa qua, bối cảnh kinh tế chính trị thế giới đang có những diễn biến phức tạp, xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn đang tiếp diễn căng thẳng cộng thêm tác động tiêu cực của dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, các tập đoàn đa quốc gia đã đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư, nhằm tránh sự phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, cùng những cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư và vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng, đồng thời với những biện pháp phòng chống COVID-19 tích cực và hiệu quả, Việt Nam đang được cộng đồng thế giới đánh giá cao, trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, một loạt các bộ luật liên quan đến đầu tư - kinh doanh như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư theo phương thức hợp tác công tư (PPP) đã được thông qua với nhiều điểm mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tăng cường phân cấp, minh bạch, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, bổ sung cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa tích cực đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đáp ứng các tiêu chí như sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, sử dụng tiết kiệm đất, chuyển giao công nghệ, cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, gắn với đào tạo nguồn nhân lực,...

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) cũng đã được Quốc hội thông qua mở ra hướng hợp tác mới, rộng lớn, toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và EU. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 5 đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã ký kết ngày 15/11/2020. Ba Hiệp định này cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định thương mại tự do khác sẽ đem lại lợi thế về tiếp cận thị trường khi Việt Nam có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia thuộc nhóm G20. Qua đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tạo thế cạnh tranh hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Với các thuận lợi nêu trên, Việt Nam càng phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin đối ngoại để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao cũng như thu hút đầu tư các tập đoàn lớn trên thế giới. Để tận dụng cơ hội này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, để thực hiện nhiều giải pháp nhằm đón dòng vốn đầu tư chuyển dịch. Các giải pháp cụ thể là:

(1) Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như quỹ đất sạch, nguồn cung cấp điện, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính,….

(2) Xây dựng các gói ưu đãi đặc biệt áp dụng cho các dự án quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có tính lan tỏa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị hoặc đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Bộ KHĐT đã dự thảo các gói ưu đãi đặc biệt này để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

(3) Tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, tổ chức các Hội nghị XTĐT theo hình thức trực tuyến, online để cập nhật thông tin về các chính sách mới, trả lời những mối băn khoăn của nhà đầu tư. Thời gian vừa qua, Bộ KHĐT đã có nhiều cuộc tọa đàm trực tuyến với lãnh đạo cấp cao các Tập đoàn lớn trên thế giới và kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có quyết sách, hỗ trợ kế hoạch đầu tư của các Tập đoàn lớn tại Việt Nam.

(4) Chủ động phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận các doanh nghiệp đang có quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam.

(5) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, lao động kỹ thuật vào Việt Nam làm việc. Hiện chúng ta đã hỗ trợ cho hơn 21 nghìn chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc để duy trì sản xuất kinh doanh.

(6) Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng, Bộ KHĐT là thường trực, lãnh đạo các Bộ, ngành là thành viên để kịp thời hỗ trợ các dự án lớn đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam.

Đây là thời điểm Việt Nam có cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất, đa dạng hóa nguồn cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, cạnh tranh thu hút ĐTNN giữa các quốc gia thời kỳ hậu Covid-19 ngày càng gay gắt. Một số nước trong khu vực cũng đang lên kế hoạch và chi những khoản ngân sách đáng kể để thu hút nguồn vốn dịch chuyển này. Do đó để đạt được mục tiêu về thu hút ĐTNN chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp thông tin đối ngoi được nêu ở trên, đồng thời tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Trin khai có hiu qu Chương trình hành động ca Chính ph thc hin Ngh quyết s 50 ca B Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

- Tham gia tích cc vào vic thông tin, t chc các s kin đối ngoi song phương và đa phương, các s kin đặc bit trong năm Vit Nam là ch tch ASEAN.

- Tăng cường công tác thông tin đối ngoi ti các địa bàn trng đim thu hút đầu tư. Tiếp tc t chc các Hi ngh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động XTĐT trực tuyến.

- Xây dựng chương trình quảng bá, xây dựng hình ảnh quốc gia nhằm truyền tải tới các Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tại các quốc gia về hình ảnh Việt Nam là một đối tác năng động, tin cậy, môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư.

- Thu thp, nm bt kp thi xu hướng điu chnh chính sách đầu tư ca các nước, xu thế vn động ca các dòng vn đầu tư và dch chuyn, tái định v sn xut ca các Tp đoàn ln. T đó, phân tích, d báo tình hình, sàng lc và xây dng danh sách các Tp đoàn mà T công tác cn tiếp cn và thu hút đầu tư; xây dng phương án tiếp cn linh hot và trc tiếp t chc đàm phán.

- Trin khai nghiên cu chính sách để đề xut các gói gii pháp phù hp, làm căn c cho quá trình đàm phán nhm thu hút các d án đầu tư cht lượng, có đóng góp tích cc vào s phát trin bn vng kinh tế - xã hi Vit Nam.

- Trin khai nghiên cu v địa phương, tp trung vào 04 vùng kinh tế trng đim, để đánh giá v: tim năng, tình hình thu hút đầu tư, thc trng v qu đất, h tng, giao thông, lao động, năng lượng, công nghip ph trợ… và nhu cu phát trin ca địa phương, ca vùng.

- Tng hp, xây dng cơ s d liu v hin trng và li thế ca các ngành, lĩnh vc và địa bàn đón nhn đầu tư; v các cơ s sn xut, chui cung ng hin có trong tng lĩnh vc tim năng.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 2139
Thông báo