BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 22/01/2025
Tin dự án
Bộ trưởng trả lời phỏng vấn của báo Hàn Quốc
Thứ Hai, 25/01/2021 03:29

Hỏi: Tôi được biết là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những tháng đầu năm đã đạt đến hơn 7%. Ngài có thể cho biết triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay như thế nào được không? (Chụp ảnh)

 

Trả lời: Trước tiên tôi xin cảm ơn Báo đã quan tâm đến kinh tế Việt Nam và phỏng vấn tôi ngày hôm nay. Nói tổng quan thì Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa được hơn 30 năm. Sau hơn 30 năm, nền kinh tế VIệt Nam đã đạt được thành quả hết sức quan trọng và nổi bật. Từ một nước nhập khẩu gạo, đến nay chúng tôi đã xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới; từ lúc không đủ ăn thì bây giờ chúng tôi đã thừa gạo và xuất khẩu. Từ lúc chúng tôi thu nhập bình quân đầu người có hơn 100 USD đến bây giờ thu nhập bình quân đầu người đến hôm nay xấp xỉ là 2.400-2.500 USD. Quy mô nền kinh tế đã lớn lên rất nhiều.

 

Hỏi: Cảm ơn Ngài. Ngoài ra Ngài có nhận định gì về triển vọng kinh tế nửa cuối năm không?

 

Trả lời: Tình hình kinh tế các tháng cuối năm 2017 và 2018 chắc Ngài đã biết. Triển vọng kinh tế những tháng cuối năm 2018 chúng tôi cho là vẫn đang trên đà phát triển tích cực. Kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, các chỉ số kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn vẫn được giữ vững và đảm bảo, đầu tư nước ngoài vẫn ở mức cao, thị trường chứng khoán đang hồi phục tích cực, thành lập doanh nghiệp trong nước tăng trưởng khá, khách du lịch tăng trưởng gần 30%, xuất khẩu tăng trưởng cao, các nỗ lực cải cách của Việt Nam đang tiến triển tốt và được cộng đồng quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp trong nước đánh giá cao. Cầu trong nền kinh tế tăng trưởng tốt. Kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi và Việt Nam vẫn đang hưởng lợi từ đà phục hồi của tăng trưởng kinh tế thế giới, mặc dù cũng có một vài vấn đề nhưng chúng tôi nhận định là vẫn tăng trưởng tốt. Theo chúng tôi đánh giá thì nền kinh tế Việt Nam cả năm nay có thể tăng trưởng từ 6,7% đến 6,8%. Các tổ chức quốc tế vừa rồi cũng đã nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế kinh tế của Việt Nam ở mức hết sức tích cực, cả IMF, cả WB đều đánh giá 6,7%-6,8%.

 

Hỏi: Tôi có xem tin tức gần đây thì thấy xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang lớn dần. Tôi muốn hỏi Ngài không biết là quan điểm của Việt Nam, đứng về phía Việt Nam thì như thế nào?

 

Trả lời: Việt Nam có độ mở của nền kinh tế rất lớn, hiện nay khoảng 193%, thế nên nó phụ thuộc vào nền kinh tế quốc tế rất nhiều. Tuy nhiên thì chúng tôi vẫn đang theo dõi diễn biến về căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Hiện nay có hai luồng ý kiến, chúng tôi cũng đang tập trung phân tích, đánh giá. Có luồng ý kiến cho rằng Việt Nam cũng sẽ có những hưởng lợi trong việc đó, nhưng cũng tác động tiêu cực do căng thẳng đó. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng, nhưng theo tôi thì trong thời gian đầu ảnh hưởng đối với Việt Nam thì sẽ không lớn lắm.

 

Hỏi: Trong thời gian gần đây liệu có những tình trạng như rút vốn ra khỏi Việt Nam hoặc tỷ giá ngoại hối bị thay đổi lên xuống không ạ?

 

Trả lời: Hiện nay chuyện thị trường chứng khoán lên xuống theo các chuyên gia phân tích thì không phải là hiện tượng rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam mà đây là các điều chỉnh, cơ cấu lại danh mục đầu tư hoặc là họ tính toán để điều chỉnh lại danh mục đầu tư chứ chưa phải là hiện tượng rút vốn. Nó cũng làm ảnh hưởng đến chuyện lên xuống hiện nay thì cũng là hợp lý thôi. Sáng nay tôi vừa nghe được một con số do các chuyên gia tại Diễn đàn doanh nghiệp có nói thì đối với các nước hiện nay như Thái Lan, Indonesia,... thì hiện tượng rút vốn ra là âm, nhưng riêng Việt Nam thì vẫn đang dương. Tức là không có hiện tượng rút vốn.

 

Hỏi: Theo như thông tin chúng tôi được biết thi phía Bắc Triều Tiên cũng muốn học tập theo mô hình đổi mới, phát triển kinh tế của Việt Nam. Nếu như trong trường hợp phía Triều Tiên muốn Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của mình thì không biết các Ngài có sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đó hay không?

 

Trả lời: Trước hết tôi hoan nghênh việc thay đổi chính sách của Triều Tiên trong phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và dần dần tiến tới bình thường hóa lại quan hệ giữa hai miền cũng như thay đổi chính sách hướng về phát triển kinh tế, hội nhập với cả quốc tế để phát triển kinh tế. Tôi đánh giá rất cao về động thái vừa qua của Bắc Triều Tiên. Cá nhân tôi hoàn toàn mong muốn và tin tưởng rằng hai miền Triều Tiên sẽ khép lại quá khứ và hướng tới tương lai, để làm sao mà cả hai miền cùng phát triển, góp phần cho ổn định, hòa bình, phát triển  trong khu vực và thế giới. Trong quá trình đó nếu chúng tôi có góp phần nào chia sẻ với Triều Tiên thì chúng tôi sẵn sàng. Cách đây 3 năm, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Triều Tiên có sang thăm Việt Nam và gặp tôi và có ý muốn mời tôi sang thăm và làm việc với Triều Tiên, nhưng lúc đó điều kiện chưa cho phép, tôi chưa sang được. Nếu sắp tới Triều Tiên quan tâm và có lời mời tôi cũng sẽ sẵn sàng sang thăm.

 

Hỏi: Thay vì đợi Phía Bắc Triều Tiên mời, nếu có cơ hội, sao Ngài không mời phía Triều Tiên thạm dự các sự kiện quan trọng của Phía Việt Nam?

 

Trả lời: Vấn đề này mới quá nên chúng tôi chưa kịp chuẩn bị. Tôi nghĩ sắp tới, để thúc đẩy quan hệ hai bên hợp tác với nhau thì chúng tôi sẽ mời quan chức của Triều Tiên sang học hỏi và tham dự các sự kiện kinh tế của Việt Nam.

 

Hỏi: Cá nhân tôi nghĩ rằng trong việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với Triều Tiên, các tổ chức quốc tế, vì dụ như UN có thể đóng vai trò cầu nối, Ngài Bộ trưởng nghĩ thế nào về vấn đề này? Tại sao tôi lại suy nghĩ như vậy, vì Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình, hiện nay các chương trình hỗ trợ phát triển của UN sẽ giảm các dự án hỗ trợ cho Việt Nam. Để UN vẫn duy trì các văn phòng tại Việt Nam thì Việt Nam có thể đề nghị với UN đóng vai trò cầu nối trong quá trình cùng với UN chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế với Triều Tiên thì như vậy UN vẫn ở lại Việt Nam và cùng với Việt Nam hỗ trợ cho Triều Tiên. Rất mong Ngài Bộ trưởng chia sẻ bình luận của ngài về ý kiến của tôi.

 

Trả lời: Trước hết, UN có đồng ý tham gia vào tiến trình này hay không, chắc là phải để UN trả lời, tôi không trả lời thay UN được. Nếu UN đồng ý mà Triều Tiên đồng ý, Việt Nam tham gia được gì thì chúng tôi sẵn sàng tham gia.

 

Hỏi: Đối với nền kinh tế của Triều Tiên hiện tại, nhiều người cho rằng Trung Quốc đang đứng sau chống lưng cho nền kinh tế của Triều Tiên, tôi nghĩ rằng trong tương lai nếu thay đổi vai trò từ Trung Quốc sang Việt Nam, tôi cho rằng đó cũng là dịp để cho Hàn Quốc tham gia vào cùng hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế của Triều Tiên, ngài nghĩ sao về vấn đề này

 

Trả lời: Vấn đề này lớn quá, ngoài khả năng trả lời của tôi. Liên quan đến tầm lãnh đạo cao hơn tôi. Tôi phát biểu với tư cách cá nhân, đó là Triều Tiên luôn trong trái tim người Việt Nam. Bản thân tôi khi nói đến rất xúc động, luôn cầu mong cho nhân dân Triều Tiên sống trong hoà bình, hạnh phúc và sung sướng hơn. Làm điều gì được cho Triều Tiên tôi sẽ sẵn sàng và người Việt Nam cũng vậy. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hai nước rất là giống nhau và Triều Tiên giúp đỡ Việt Nam rất nhiều, chúng tôi không bao giờ quên được. Tham gia được gì chúng tôi sẵn sàng. Nhưng tôi nghĩ không ai có thể thay thế Trung Quốc  tốt hơn Hàn Quốc cả vì Hàn Quốc có đủ tiềm lực, sức mạnh để giúp đỡ Triều Tiên phát triển.

 

Hỏi: Ngài Bộ trưởng có thể chia sẻ giúp chúng tôi thông tin về tình hình hợp tác giữa Việt Nam với Triều Tiên được không? Như tình hình giao lưu nhân dân và trao đổi thương mại?

 

Trả lời: Tôi thì không có nhiều thông tin về việc đó, nếu cần thì tôi sẽ kiểm tra lại, nhưng tôi nghĩ là nhỏ do ảnh hưởng của cấm vận kinh tế. Nếu sắp tới thay đổi chính sách, bỏ cấm vận, bình thường hoá quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc thì tôi nghĩ Triều tiên có cơ hội phát triển rất mạnh mẽ.

 

Hỏi. Hiện nay cũng có một số ý kiến lo ngại rằng, nếu trong trường hợp các chế tài trừng phạt, biện pháp trừng phạt Triều Tiên được nới lỏng, thì sẽ có một bộ phận các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại nước ngoài, ví dụ tại Việt Nam, sẽ rút đầu tư từ nước ngoài để đầu tư vào Triều Tiên. Liệu ngài có nghĩ như vậy hay không?

 

Trả lời: Tôi không lo ngại chuyện đó, vì chuyện đầu tư ở đâu là do các nhà đầu tư thấy cái lợi ích của mình là người ta quyết định. Không ai muốn, không ai giữ và không ai cấm được. Việt Nam có câu “đất lành chim đậu”. Nếu các nhà đầu tư thấy Việt Nam có nhiều lợi ích, nhiều cái lợi thế thì nhà đầu tư quyết định lựa chọn Việt Nam. Còn nếu người ta thấy Triều Tiên có nhiều lợi thế tốt hơn, thì người ta sẽ lựa chọn Triều Tiên, đó là quyền của nhà đầu tư. Dù thế nào thì chúng tôi cũng ủng hộ.

 

Hỏi: Tôi đánh giá rất cao sự tự tin của ngài Bộ trưởng. Vâng chúng ta không cần phải lo lắng về vấn đề doanh nghiệp sẽ rút đầu tư ở Việt Nam để đầu tư vào Triều Tiên. Và tôi nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng một ngày cả Việt Nam và Hàn Quốc cùng hợp tác để đầu tư vào Triều Tiên.

 

Trả lời: Vâng, tôi cũng muốn thế.

 

Hỏi: Tôi xin kết thúc câu hỏi liên quan đến Triều Tiên tại đây và xin phép quay trở lại câu hỏi liên quan đến đầu tư vào Việt Nam. Thì đến Việt Nam, Hàn Quốc hiện nay đang là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Trong tương lai, rất nhiều các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn tìm đến Việt Nam như hiện nay ngài Bộ trưởng và Việt Nam mong muốn trong tương lai các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ đầu tư vào lĩnh vực hay ngành nghề nào?

 

Trả lời: Hàn Quốc có rất nhiều thế mạnh, bản thân chúng tôi muốn hướng tới đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp. Những ngành sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, nguyên liêu đầu vào. Những ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô xe máy, những ngành công nghiệp liên quan đến điện, điện tử, những dự án về hạ tầng. Hàn Quốc có rất nhiều tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong việc phát triển hạ tầng quy mô lớn cho nền kinh tế, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, cảng biển và sân bay. Thông qua hình thức PPP (đối tác công tư). Chúng tôi cũng muốn các Doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và có thể trở thành nhà đầu tư chiến lược của DNNN. Tôi cũng rất muốn Hàn Quốc, là một trong những nước đang dẫn đầu trong cách mạng công nghệ 4.0, chúng tôi rất muốn Hàn Quốc tham gia phát triển công nghệ.

 

Hỏi: Hiện nay Việt Nam đang có kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2025, có phải Bộ trưởng muốn nói đến ý là các doanh nghiệp Hàn Quốc đem công nghệ 4.0 đến hợp tác phát triển tại Việt Nam không.

 

Trả lời: Chúng tôi đang muốn nhiều hơn thế nữa.

 

Hỏi: Tháng 3/2018, Tổng thống Moon Jae In khi thăm Việt Nam khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD đến năm 2020. Bộ trưởng tin tưởng có đạt được mục tiêu trên hay không?

 

Trả lời: Vối tốc độ tăng như hiện nay và với cam kết của 2 bên tôi hoàn toàn tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu này. Nhưng phải nỗ lực.

 

Hỏi: Hiện nay các nhà đầu tư và người dân Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Bộ trưởng coi đây là hiện tượng bất thường hay bình thường?

 

Trả lời: Tôi cho rằng đây là hiện tượng bình thường, khi một nền kinh tế đang phát triển mạnh thì việc bất động sản tăng trưởng theo là điều hiển nhiên. Bất kể nước nào cũng vậy. Khi kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nhanh thì cũng kéo theo thị trường bất động sản phát triển theo. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào là chuyện bình thường. Ở đâu có lợi nhuận thì doanh nghiệp quyết định đầu tư. Đối với kinh tế vĩ mô, Nhà nước luôn luôn phải theo dõi và kiểm soát, xem có phát triển bong bóng, phát triển quá nóng hay không, còn việc đầu tư lỗ hay lãi là quyền của Nhà đầu tư, Nhà nước không phải lo.

Hỏi: Tập đoàn Samsung ở Việt Nam đang phát triển rất là lớn mạnh, Bộ trưởng có nhận định gì về vấn đề này?

 

Trả lời: Samsung hiện nay đang đóng góp cho kinh tế Việt Nam rất tốt, nhất là tạo ra giá trị xuất khẩu rất là cao, giải quyết việc làm tốt, đóng góp cho ngân sách tốt, quan tâm đến người lao động tốt, đóng góp vào công tác xã hội cũng rất tốt. Duy nhất có một vấn đề mà tôi đã làm việc và mong muốn lãnh đạo tập đoàn Samsung là làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi giá trị cùng với tập đoàn Samsung. Đó là cách mà doanh nghiệp sản xuất cung ứng đầu vào làm sao để hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đấy là điều tôi mong muốn nhất. Sáng nay Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, cũng là tất cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 1 năm làm 2 lần, từ xưa đến nay là giữa kỳ, cũng đã bàn về chủ đề, làm sao liên kết giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi cũng rất mong muốn Đại sứ và báo chí của các ngài suy nghĩ thêm và chia sẻ tới doanh nghiệp Hàn Quốc để hỗ trợ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam.

 

Hỏi: Chúng ta cùng cố gắng vì sự phát triển của hai nước. Tôi sẽ làm việc vì sự phát triển của hai nước. Điều tôi muốn chia sẻ với Ngài Bộ trưởng, tôi thấy rằng hiện nay chúng ta cần đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay Việt Nam có rất nhiều họat động mạnh mẽ trong lĩnh vực bất động sản. Tôi nghĩ là sẽ có lúc cả 2 lĩnh vực cùng thúc đẩy nhau phát triển, tuy nhiên sẽ có lúc 2 lĩnh vực này sẽ có mâu thuẫn với nhau bởi nếu tận dụng bất động sản nhiều quá cũng sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên. Tôi nghĩ rằng nếu tập trung quá nhiều vào phát triển bất động sản quá thì sẽ gây hại đến phát triển tài nguyên và gây hại đến tinh thần doanh nghiệp. Nên tôi nghĩ rằng về phía nhà nước cần phải quản lý việc phát triển đối với thị trường bất động sản.

 

Và tôi xin có thêm chia sẻ liên quan đến Hàn Quốc, Triều Tiên và Việt Nam. Tôi nghĩ nếu thuận lợi, hai miền nam bắc Triều Tiên và Việt Nam có thể sẽ hình thành được liên minh kinh tế ba bên với nhau. Và tôi cũng đã gặp đại diện của chương trình phát triển UNDP, và phía UNDP cũng bày tỏ hi vọng có thể tham gia vào quá trình để Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực hiện đổi mới với Triều Tiên.

 

Trả lời: Nếu các cấp Lãnh đạo hai miền hòa thuận mong muốn thì Việt Nam đóng vai trò tham gia, cùng với các bên để phát triển kinh tế thành một liên minh kinh tế. Vì hòa bình ổn định, thịnh vượng của tất cả các bên, của khu vực cũng như của từng nước, các bên đều có lợi.

 

Hỏi: Rất cám ơn Ngài Bộ trưởng, như lúc nãy tôi đã có gợi ý nếu như Ngài Bộ trưởng cũng như Chính phủ Việt Nam có lời mời tới các cấp lãnh đạo phụ trách về kinh tế ví dụ như là Bộ trưởng phụ trách kinh tế, thương mại của Triều Tiên sang Việt Nam thăm Việt Nam để Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm hay những thành quả của quá trình đổi mới của Việt Nam thì chúng tôi rất là ủng hộ. Tôi cho rằng nếu chúng ta có thể hình thành được sự hợp tác như vậy thì không chỉ tạo ra lợi ích cho các bên tham gia, đồng thời cũng tạo ra lợi ích địa chính trị cho khu vực này.

 

Trả lời: Xuất phát từ ý tưởng của Ngài, tôi đang suy nghĩ ban đầu, ngày 4 tháng 10 tới, chúng tôi có tổ chức sự kiện rất lớn về tổng kết 30 năm và đánh giá 30 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhân dịp này, tôi có thể báo cáo Thủ tướng, nếu Thủ tướng ủng hộ và có điều kiện thì chúng tôi có mời phía Triều Tiên tham gia sự kiện này. Chúng tôi đang có kế hoạch dự kiến tham dự Hội đàm kinh tế ở Nga ở Vladivostock vào ngày 13 tháng 9 tới, tôi đang giao cho ông Hoàng sắp xếp để tôi đi thăm Triều Tiên vào dịp đó có được không. Tôi sang Nga (Vladivostock) sẽ rất gần Triều tiên, đang định như vậy, tôi cũng vừa mới nói với ông Hoàng. Cái này cũng cần phải liên hệ với bên Triều Tiên. Không rõ thời điểm đó họ có sẵn sàng và có thể thu xếp mời mình được không. Thứ hai, tôi cũng cần phải báo cáo Thủ tướng xem có đồng ý cho tôi đi hay không. Nếu đi được tôi sẽ sang thăm, trao đổi và chia sẻ. Thậm chí là tôi có thể dẫn một số doanh nghiệp sang tìm kiếm cơ hội đầu tư. Cách đây 3 năm, 2 ngài Bô trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế của Triều tiên có đề nghị tôi 1 việc, là làm sao tìm ra được 1 doanh nghiệp sang đầu tư một khách sạn 5 sao tại núi Kim cương. Tôi cũng chưa sang Triều Tiên bao giờ nên tôi chưa biết.Thấy bảo là núi đó là nơi đẹp nhất của Triều Tiên, sẽ dành cho vị trí tốt nhất để đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 3274
Thông báo