BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 22/12/2024
Tin dự án
Sự chuyển dịch dòng vốn ĐTNN của Nhật Bản.
Thứ Hai, 25/01/2021 03:01

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác do (i) chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; (ii) bùng phát dịch Covid-19; (iii) sức ép đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản gia tăng.

- Tuy nhiên, thực tế các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản (nhất là tập đoàn sản xuất ô tô) đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, do đó trong thời gian hiện tại, Nhật Bản vẫn chưa thể rút ra khỏi Trung Quốc. Mặc dù vậy Nhật Bản vẫn đang tích cực triển khai chính sách “China + 1” và tìm kiếm thêm địa điểm ngoài Trung Quốc để đa dạng hóa chuỗi cung ứng hiện nay.

- Về địa điểm đầu tư, theo khảo sát của JETRO trong Quý I-2020 về địa điểm mong muốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản thì hơn 41% dự kiến chuyển sang Việt Nam, 48% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết vẫn ở lại Trung Quốc. Mới đây, theo khảo sát đối với Lãnh đạo của 132 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, có tới 72,1% doanh nghiệp cho biết có nhu cầu thay đổi chuỗi cung ứng, không phụ thuộc vào một quốc gia, trong đó 57,1% dự định sẽ dừng mua bán từ một quốc gia để đa dạng hóa nguồn cung[1]. Cơ hội sẽ rất lớn cho Việt Nam trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản đang có các biện pháp hỗ trợ (gói 2,2 tỷ USD) cho doanh nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhật Bản cũng đang xem xét gói ngân sách thứ hai trị giá khoảng 31.837 tỷ yên, tương đương 292,4 tỷ USD hỗ trợ tài chính bằng cách cho vay vốn, hướng tới các đối tượng là cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tập đoàn lớn.

- Dự kiến trong thời gian tới, lĩnh vực sản xuất linh kiện, phân phối, phi sản xuất sẽ tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản. Việc cắt giảm nhân công, hướng tới tang cường sử dụng robot, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, IoT cũng sẽ được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Các hoạt động mua bán M&A dự kiến sẽ tăng lên. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng đặc biệt là các ngành công nghiệp phụ trợ, linh kiện điện tử…

- Trong 6 tháng đầu năm 2020, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đứng vị trí thứ 4 với hơn 1,46 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và khoa học công nghệ.



[1] Khảo sát của báo Nikkei ASEAN tiến hành từ ngày 25-28/5/2020

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 1935
Thông báo