BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 25/11/2024
Tin dự án
Dòng vốn ĐTNN dịch chuyển khỏi Trung Quốc sẽ khó có thể xảy ra ngay trong ngắn hạn.
Thứ Hai, 25/01/2021 02:55

Do tác động của Covid -19, dòng vốn ĐTNN trên thế giới đang và sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới.

Do Trung Quốc vẫn có những lợi thế vượt trội so với các nước đang phát triển(i) hệ thống chính trị ổn định; (ii) nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao và thị trường tiêu thụ lớn (1,4 tỷ dân); (iii) mức thuế quan thấp và hệ thống logistics tích hợp sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu; (iv) “phản ứng chính sách” nhanh; (v) mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng tại Trung Quốc có tính gắn kết, phụ thuộc, không thể tách rời; (vi) rủi ro ở phía nhà đầu tư liên quan tới chi phí cơ hội khi dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Tháng 5/2020, thu hút ĐTNN của Trung Quốc tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,87 tỷ USD, là tháng thứ hai có sự gia tăng về ĐTNN nhưng mức tăng giảm so với tháng 4/2020[1]. Đây là kết quả của việc Trung Quốc đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh và khôi phục các hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo khảo sát của JETRO quý I năm 2020, thì 48% doanh nghiệp được khảo sát cho biết sẽ vẫn ở lại Trung Quốc. Điều này cho thấy dòng ĐTNN chưa chuyển ngay ra khỏi Trung Quốc mà đang tái định vị sản xuất theo hướng “Trung Quốc +1”.

Theo báo cáo của UNCTAD về xu hướng đầu tư theo cơ cấu ngành và lĩnh vực[2], trong năm 2019 đã có hơn 18,261 dự án đầu tư mới trên toàn cầu với tổng giá trị 846 tỷ USD, trải dài trên 10 lĩnh vực: (i) Sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, cáp quang và thiết bị điện; (ii) Thông tin và truyền thông; (iii) Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy và các phương tiện cơ giới; (iv) Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa học; (v) Khai thác khoáng sản; (vi) Năng lượng; (vii) Xây dựng; (viii) Dịch vụ nhà hàng và khách sạn; (ix) Dịch vụ kho vận; (x) Dịch vụ Tài chính – Bảo hiểm.

Đối với hoạt động M&A, đứng đầu là lĩnh vực sản xuất hóa dược phẩm và sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đươc với giá trị đầu tư khoảng 98 tỉ USD (gấp đôi so với năm 2018), theo sau là các ngành dịch vụ tài chính – bảo hiểm; Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa học; Sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, cáp quang và thiết bị điện.



[1] South China Morning Post ngày 18/6/2020

[2] Theo World Investment Report của UNCTAD năm 2020

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 2407
Thông báo