Các nhà đầu tư EU
đã đầu tư vào 18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Ba lĩnh vực
tại Việt Nam được các nhà đầu tư EU quan tâm đầu tư nhiều là công nghiệp chế biến
chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản.
Trong đó, công nghiệp
chế biến, chế tạo dẫn đầu với 630 dự án có tổng vốn đầu tư 8 tỷ USD, chiếm 32,2%
số dự án và chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư của khối EU tại Việt Nam. Lĩnh vực sản
xuất phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD, chiếm 14,8%
tổng vốn đầu tư. Với số lượng dự án nhỏ nhưng quy mô dự án lớn, lĩnh kinh doanh
bất động sản đứng vị trí thứ ba với 51 dự án và tổng vốn đầu tư là 2,5 tỷ USD,
chỉ chiếm 2,6% số dự án và chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư.
Các nhà đầu tư khối
EU đã có mặt tại 54/63 địa phương của cả nước, tập trung chủ yếu tại các trung
tâm kinh tế lớn và các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như
TPHCM, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đồng Nai
Trong đó, TPHCM đứng thứ
nhất về thu hút dự án của khối EU với 799 dự án và 3,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm
17,1% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam. Đứng thứ hai là Hà Nội với 436 dự
án và 3,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 16,9% tổng vốn đăng ký. Đứng thứ ba là Bà Rịa-Vũng
Tàu với 39 dự án với số vốn đăng ký là 2,6 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1% tổng
vốn đăng ký.
Trong tổng số 24 quốc
gia EU có dự án còn hiệu lực tại Việt Nam các quốc gia đầu tư nhiều gồm Hà Lan,
Vương quốc Anh, Pháp, Luxembourg và Cộng hòa Liên bang Đức. Riêng 5 quốc gia
này chiếm 71,7% số dự án và 83,1% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt
Nam.
Trong đó Hà Lan đứng đầu
với 282 dự án và 7,6 tỷ USD, chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.
Vương quốc Anh đứng thứ hai với tổng số vốn đầu tư là 3,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư,
chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư. Pháp đứng thứ ba với số vốn đầu tư 2,7 tỷ USD tổng
vốn đầu tư, chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư.