BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Năm, 23/01/2025
Tình hình đầu tư các nước
Đánh giá 25 quan hệ hợp tác đầu tư của Việt Nam – Thái lan và tầm nhìn trong thời gian tới
Thứ Ba, 11/10/2016 02:26

TháiLan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi ViệtNam thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, các nhà đầutư Thái Lan đã đầu tư vào 442 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạttrên 8 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầutư vào Việt Nam.

1.    TÌNH HÌNH HỢP TÁC ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM – THÁI LAN 25 NĂM QUA

TháiLan là một trong những quốc gia có quan hệ hợp tác đầu  tư với Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi ViệtNam thực hiện chính sách mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Đến nay, các nhà đầutư Thái Lan đã đầu tư vào 442 dự án, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạttrên 8 tỷ USD, đứng thứ 10 trong tổng số 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầutư vào Việt Nam.

Giai đoạn 1992 – 1993:Thái Lan bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992. Tuy nhiên thời kỳ 1992-1993thu hút FDI từ các Thái Lan vào Việt Nam rất khiêm tốn, đạt 7 dự án với tổngvốn đầu tư 52,77 triệu USD.

Giai đoạn 1994 – 1996:

Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên Asean và đánh giámột bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam cũng như quá trình phát triển của Hiệp hội. Trong giai đoạn này có sự bứtphá về các dự án FDI từ các nước Asean nói chung và từ Thái Lan nói riêng.Trong 3 năm, nếu như có 125 dự án đầu tư vào Việt Nam từ các nước ASEAN vớitổng vốn đầu tư đạt khoảng 6,2 tỷ USD, thì Thái Lan đã có đến 30 dư án đầu tưvới tổng vốn đầu tư đạt 579,9  triệu USD.

Giai đoạn 1997 – 2005:

Năm 1997, khủng hoảng tài chính bắt đầu nổ ra tại Thái Lanvà ảnh hưởng đến 1 số nước trong khu vực và đã ảnh hưởng khá nặng nề tới tìnhhình thu hút FDI của các nước Asean nói chung và của Thái Lan vào Việt Nam. Kếtquả thu hút FDI đi xuống khá nhanh. Trong vòng 8 năm từ 1997 đến 2005, Việt Namchỉ thu hút được 72 dự án FDI cuả Thái Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký 426,97triệu USD. Năm 1997, chỉ có 9 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư39,7 triệu USD, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 1996; Các năm từ 2001 đến2005, tình hình thu hút FDI từ Thái Lan đã khả quan hơn song vẫn rất thấp sovới giai đoạn trước.

Giai đoạn từ 2006 – 2008:

Đây là giai đoạn đỉnh cao của FDI tại Việt Nam. Giai đoạnnày FDI của Thái Lan vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Trong 3 năm từ 2006 – 2008nếu như các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 23,3 tỷ USD,riêng Thái Lan đã đầu tư gần 5 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong giai đoạn này, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnhvực công nghiệp chế biến chế tạo 48 dự án và 4,81 tỷ USD tổng vốn đăng ký)chiếm 98,5% tổng vốn đăng ký của Thái Lan trong giai đoạn này. Ngoài ra, các dựán khác đầu tư trong lĩnh vực xây dựng, cấp nước, vận tải kho bãi…

Giai đoạn từ 2009 – nay

Sau thời kỳ đỉnh điểm của FDI năm 2007 – 2008 thì cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính của Hoa Kỳ đãảnh hưởng tới nền kinh tế thế giới cũng như tình hình thu hút FDI của Việt Nam.Năm 2009, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh, 26 dự án với tổng vốnđầu tư khoảng 90 triệu USD (bằng 2% so với cùng kỳ năm 2008). Năm 2010, tìnhhình có tiến triển tốt hơn với 26dự án và 326 triệu USD tổng vốn đầu tư. Từ năm2013, với nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư chung cho cả nước nêntình hình thu hút FDI khả quan hơn. Năm 2013 là năm có kết quả thu hút FDI từThái Lan khá cao trong giai đoạn này với 47 dự án và 597 triệu USD tổng vốn đầutư. Tuy chưa bằng giai đoạn đỉnh cao  năm 2007 – 2008 nhưng kết quả thuhút FDI tương đối ổn định với nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chếbiến, chế tạo.

            Đầu tư của TháiLan theo ngành, lĩnh vực

 Nhàđầu tư Thái lan đầu tư nhiều nhất vào Lĩnh vực Công nghiệp chế biến, với 205 dựán đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 7,037 tỷ USD; chiếm 87,2% tổng vốn đầu tưđăng ký. Riêng dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam quy mô vốn đầu tư lên tới 3,77 tỷUSD; dự án kinh doanh sản xuất ô tô, xe máy tại Vĩnh phúc quy mô vốn đầu tưcũng đạt 410 triệu USD; hay dự án Công ty Honda Việt Nam tại Khu Công nghiệptỉnh Hà Nam quy mô vốn đầu tư 120 triệu USD. Ngoài ra một số dự án sản xuấtgiấy cũng có quy mô đầu tư vài trăm triệu USD như dự án Cty TNHH Giấy KraftVina tại tỉnh Bình Dương hay dự án Unicharm-Diana tại tỉnh Bắc Ninh

Lĩnhvực bán buôn, bán lẻ  đứng thứ hai vớihai với 88 dự án đăng ký cấp mới  với vốnvới tổng vốn đầu tư đăng ký là 268,78 triệu USD, chiếm 3,3% tổng vốn đầu tư. Dựán Công ty TNHH MM Mega market tại TP Hồ Chí Minh là dự án tiêu biểu với quy môvốn 36 triệu USD.

Trong số cácnước Asean thì Thái Lan có tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhiềunhất (33 dự án và 261 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 44% tổng vốn đầu tư củangành nông nghiệp Asean).  Về địa bàn, Thừa Thiên Huế  là địa phương thu hút được nhiều dự án nôngnghiệp của Thái Lan nhất, với 3 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký là 49,2triệu USD; chiếm 26,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của Thái Lan vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nhìn chung, các nhà đầu tư Thái Lan với đặc điểm gần gũi về mặt địa lývà văn hoá nên không gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư vào Việt Nam so vớicác nhà đầu tư Châu Âu hay Châu Mỹ. Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tếcủa Thái Lan hơn Việt Nam không nhiều nên khả năng tài chính của các nhà đầu tưcó nhữn hạn chế nhất định nên nhìn chung, chỉ có 48% vốn đăng ký các dự ná TháiLan đã được thực hiện, mặc dù quy mô đầu tư bình quân không lớn.

2.    TẦM NHÌN VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

ViệtNam và Thái lan đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ rất sớm, ngay sau khi ViệtNam giành được độc lập, thống nhất đất nước. Chính phủ hai nước đã đặc biệtquan tâm, tạo thuận lợi cho quan hệ hợp tác đầu tư phát triển và đã ký kết hiệpđịnh khuyến khích và bảo hộ đầu tư (7/2/1992) và Hiệp định tránh đánh thuế hailần tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác. Hợp tác trongcác lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư ngày càng đạt hiệu quả cao. Kimngạch thương mại song phương tăng liên tục và mạnh mẽ. Thái Lan luôn là mộttrong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Việt Nam và Thái Lan hợp tác tốt tạicác diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là trong khuôn khổ ASEAN. Hai bên thểhiện vai trò tích cực trong ASEAN, cùng các thành viên khác quyết tâm thực hiệnhiệu quả xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng hùng mạnh.

Thái Lan hiện đang là một đối tác đầutư quan trọng tại Việt Nam. Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Thái Lantăng cường hợp tác đầu tư vào Việt Nam ở những lĩnh vực mà Thái Lan có thếmạnh.Cácdoanh nghiệp Thái đang đầu tư vào thị trường Việt nam trong các lĩnh vực cơ sởhạ tầng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thực phẩm và xe hơi. Có nhiều lý dođể nhà đầu tư Thái Lan chọn Việt Nam, ngoài vấn đề Việt Nam là thị trường lớnvới nhu cầu tiêu dung ngày càng gia tăng, đây còn là thị trường để họ có thểphát triển ra khu vực.

Có thể thấy,lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một trong những thế mạnh của doanh nghiệp Thái Lan.Trong thời gian qua, một số dự án của Thái Lan đầu tư trong pháp triển cơ sở hạtầng công nghiệp của Việt Nam như dự án Công ty TNHH Amata Việt Nam là dự ánliên doanh giữa Công ty Đại chúng Amata – Thái Lan (nay là Công ty Amata VNPCL) và Sonadezi Biên Hòa. triển khai tích cực, đóng góp cho sự phát triển cơ sởhạ tầng cũng như kinh tế của Việt Nam. Nhàphát triển hạ tầng công nghiệp Thái Lan Amata đang tìm hiểu cơ hội để phát triểntriển thêm hai dự án khu liên hợp đô thị công nghiệp ở Việt Nam với số vốn lênđến hàng tỉ USD. Việc đón luồng đầu tư của Thái Lan trong lĩnh vực này rất quantrong cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Thêm vào đó, các nhàđầu tư Thái với nguồn vốn dồi dào, có xu hướng mua lại doanh nghiệp nội địa đểlàm bàn đạp phát triển. Không thể phủ nhận Việt Nam đang là điểm đến yêu thích củanhiều nhà đầu tư Thái Lan, với hàng loạt dự án đầu tư tỷ đôla và các thương vụmua bán sáp nhập trong ngành bán lẻ, tiêu dùng. Với các dự án lớn đang triểnkhai, đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam sẽ kỳ vọng là tăng mạnh trong vài năm tớiđây.

Cuối cùng, tuy nông nghiệp là ngành Thái Lan cũng rất thành công nhưngdòng vốn đầu tư nước ngoài của Thái Lan vào ngành nông nghiệp Việt Nam còn tươngđối hạn chế so với nhu cầu của ngành. Có thểthấy nguyên nhân khiến cho nguồn vốn FDI vào nông nghiệp trong thời gian dài vừaqua hạn chế như vậy là do đầu tư vào nông nghiệp không có lợi nhuận nhanh nhưcác ngành hàng khác, trong khi ngành này hay gặp nhiều rủi ro về thiên tai vàrủi ro về biến động thị trường. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ,cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu trong khi chất lượng và năngsuất lao động thấp.Nhìn ra những hạn chế, tìm ra các giải pháp để thu hút nhiềuhơn nữa các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp vào Việt Nam là cần thiếttrong bối cạnh hiện nay.

Chính phủ Thái Lan  đã có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầutư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư quan trọng trongkhu vực.Trong bối cảnh đó, cùng với việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoàitừ các đối tác trọng điểm như các nước EU và Hoa Kỳ, cần tiếp tục có các giảipháp để thu hút đầu tư từ Thái Lan, cụ thể:

Thứnhất, thúc đẩy các chương trình XTĐT được tổ chức hàng nămgiữa hai nước nhằm giới thiệu môi trường, cơ hội hợp tác đầu tư cũng như đốithoại trực tiếp với các doanh nghiệp Thái Lan để làm rõ hơn các thông tin cóliên quan đến tình hình hợp tác đầu tư; Việt Nam và Indonesia cần trao đổithông tin, tổ chức hội thảo về đầu tư, tổ chức các đoàn khảo sát đầu tư và phốihợp giải quyết các vướng mắc từ khâu cấp phép đến triển khai thực hiện dự án.

Thứ  hai , tiến hành vận động đầu tư tại TháiLan theo hình thức mới, chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụthể của Thái Lan đầu tư. Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp hai nước thăm và tìmhiểu cơ hội đầu tư lẫn nhau.

Thứba, Tập trung hỗ trợ điều kiện thuận lợi (về thủ tục hànhchính theo cơ chế “một cửa”, về giải phóng mặt bằng.v.v.) giúp cho các dự ánsau khi có giấy chứng nhận đầu tư triển khai nhanh chóng; thúc đẩy và hỗ trợcác dự án lớn của Thái Lan hiện đang đàm phán hoặc hình thành dự án. Giải quyếttốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Thái Lan hoạt động tại Việt Nam nhằm tạothêm lòng tin của các nhà đầu tư Thái Lan.

Thứtư, nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và sảnxuất nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp FDInói chung và doanh nghiệp FDI của Thái Lan nói riêng và doanh nghiệp trongnước.

Thứnăm, Việt nam kêu gọi đầu tư củaThái Lan vào Việt Nam ởnhững lĩnh vực thế mạnh của họ mà Việt Nam đang cần như phát triển nông nghiệphay phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng; đề xuất chương trình hợp tác đầu tư cũngnhư cơ chế khuyến khích đầu tư riêng giữa Việt Nam và Thái  nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Thái Lan vàoViệt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài

Số lượt đọc: 3066
Thông báo