Phân
theo ngành:
Các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào tổng số 10/21
ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, tập trung chủ yếu trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 28 dự án mới, 22 lượt tăng vốn, tổng
vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 600,28 triệu USD (chiếm hơn 90% tổng vốn đầu
tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam); đứng
thứ hai là lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải 1 dự án mới 45 triệu USD (chiếm
khoảng 7% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Tiếp theo là một
số lĩnh vực khác như vận tải kho bãi, hoạt động dịch vụ khác...
Phân
theo hình thức đầu tư:
Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số tới 99% tổng
vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, đạt 657,8 triệu USD vốn cấp mới và tăng
thêm, trên 35 dự án mới và 24 lượt tăng vốn. Còn lại số ít dự án ở hình thức
liên doanh.
Phân
theo địa phương:
4 tháng đầu năm, các dự án đầu tư của Đài Loan phân bổ
tại 17/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trong đó, tỉnh Tiền Giang dẫn đầu cả về
số dự án và vốn đầu tư với chỉ 02 dự án mới, 1 lượt tăng vốn, nhưng tổng vốn đầu
tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 229,09 triệu USD (chiếm 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của
Đài Loan tại Việt Nam). Tỉnh Hà Tĩnh
đứng thứ hai với 183,91 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm (chiếm 27,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là những địa phương
khác.
Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, dự án lớn nhất của
Đài Loan tại Việt Nam là dự án Nhà máy Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương cấp
phép tháng 3/2016. Tổng vốn đầu tư đăng ký 220 triệu USD. Dự án hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất các loại giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng tại tỉnh Tiền
Giang.