BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Tình hình đầu tư các nước
Tiếp tục gia tăng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Thứ Sáu, 28/10/2016 04:43

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Lũy kế đến tháng 10/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD với 5.593 dự án đầu tư còn hiệu lực.

Câu 1: Xin Cục trưởng cho biết đôi nét về Cục ĐTNN (FIA):

Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầutư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Cụccó một số chức năng chính như sau:
- Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tưnước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ
- Tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư; xây dựng, sửa đổi,bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nướcngoài về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
- Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạtđộng xúc tiến đầu tư; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, kếhoạch, chính sách, định hướng đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
- Theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyđịnh về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài


Câu 2: Hiện đang có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong đó có Hàn Quốc. Xin ông cho biết lý do các nước chọn đầu tư vào Việt Nam?

Có rất nhiều lý do cho quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam như tình hình chính trị ổnđịnh và tăng trưởng kinh tế cao ( 5-6,5%/năm); hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngàycàng hoàn thiện và đang được đầu tư mạnh, với 20 sân bay; có 39 cảng biển, hệthống đường bộ được nâng cấp và xây mới; nguồn nhân lực dồi dào với khoảng 93 triệu dân, trong đó 60%đang trong độ tuổi lao động. Tôi cho rằng, điểm đáng chú ý ởgiai đoạn này là việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, những đổi mới vềluật pháp chính sách theo hướng minh bạch hoá thủ tục đầu tư và bình đẳng đối vớinhà đầu tư nước ngoài Hơn thế nữa, việc Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nềnkinh tế thế giới với việc gia nhậpTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA)kiểu mẫu của thế kỷ 21, với mức độ sâu hơn, rộng hơn WTO về các lĩnh vực cắt giảmcác dòng thuế; tăng độ mở cửa của dịch vụ; tăng cường quy định liên quan đầu tưnước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường minh bạchtrong cạnh tranh; các vấn đề về lao động…tạo ra động lực cho các nhà đầu tư nướcngoài đầu tư vào Việt Nam.

Câu 3: Xin ông cho biết các khoản đầu tư từ các công ty nước ngoái có giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng?

Lũy kế đến tháng 9/2016, Việt Nam đãthu hút được trên 292 tỷ USD vốn FDIqua 22.155 dự án từ 112quốc gia vàvùng lãnh thổ.
Việc tìm đến nguồn lực bên ngoài cho phát triển cả vềvốn và công nghệ dưới hình thức FDI là hết sức cần thiết. Để phát huy cao nhất nội lực, đồngthời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, Việt Nam đã tập trung cải thiện môitrường đầu tư để thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI. Hiện nay, để thựchiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bền vững, thu hẹp dần khoảng cách tụthậu về kinh tế so với các nước trong khu vực, Việt Nam đã đề ra định hướng cơbản cho việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI một cách có hiệu quả.Thông quaviệc đẩy mạnh thu hút FDI sẽ tranh thủ công nghệ của các nước có nền khoa họctiên tiến, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường…Đầu tư trực tiếp nước ngoàihiện đang được xem là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tiếntrình công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Việt Nam xác định nguồn vốn FDI ngày càng có vaitrò quan trọng, thay thế các nguồn vốn khác. Do đó, Việt Nam cần thu hút thêmđầu tư trực tiếp nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hiệu quả hơn.

Câu 4: Hàn Quốc hiện là nước đứng đầu về đầu tư tại Việt Nam. Xin ông chia sẻ một số đánh giá về đầu tư từ các Công ty Hàn Quốc?
Hàn Quốc hiện là nhà đầu tưnước ngoài lớn nhất về cả sốlượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùnglãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Lũy kế đến tháng 10/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Namđạt trên 50 tỷ USD với 5.593 dự án đầu tư còn hiệu lực. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế Việt Nam khi tạo ra việc làm cho 70 vạn lao động và đóng gópkhoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc làm ănkhá bài bản ở VN và được đánh giá là các nhà đầu tư làm ăn nghiêm túc, có hiệuquả cao và cũng có nhiều đóng góp cho Việt Nam.

Về lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã đầu tư vào 19 lĩnh vực, trong đó, chủ yếutập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (35 tỷ USD / 3.294 dự án),kinh doanh bất động sản (8,2 tỷ USD / 100 dự án), xây dựng (2,7 tỷ USD / 709 dựán).

Về địa bàn đầu tư, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc đã đầu tư vào 52/63 tỉnh/thành, trong đó, tậptrung vào Bắc Ninh (gần 6,2 tỷ USD), Hà Nội (5,8 tỷ USD),  Đồng Nai (5,5 tỷ USD), Hải Phòng (5,4tỷ USD),Thái Nguyên (5 tỷ USD)...còn lại là một số địa phương khác.

Về hình thức đầu tư, doanh nghiệp FDI Hàn Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn FDI(4.996 dự án / 43,69 tỷ USD), liên doanh (541 dự án / 5,7 tỷ USD) và các hìnhthức khác.

Câu 5: Hiện nay chính phủ Việt Nam có chủ trương hợp tác với chính phủ và doanh nghiệp Hàn Quốc trong những lĩnh vực đặc biệt nào hay không?
Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực côngnghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, điện, điện tử, công nghệ thông tin, nông nghiệpchất lượng cao, môi trường, công nghiệp chế tạo, y tế và phát triển hạ tầng ...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn coi trọngcác nhà đầu tư Hàn Quốc và cam kếtsẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành và địa phương tạo điềukiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư của Hàn Quốc hoạt động, kinh doanh lâu dài, ổn định và thành công tại Việt Nam./.

Câu 6: Công ty Điện tử Sam Sung hiện đang sản xuất các sản phẩm phân phối trên toàn cầu của Galaxy note 7 sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến Việt Nam. Cục trưởng có ý kiến gì đối với sự việc này?
Sự cố sảnphẩm Galaxy Note 7 phần nào có ảnh hưởng đến đóng góp vào phát triển kinh tế củaViệt Nam. Tuy nhiên, định hướng của Samsung đã có chủ trương tăng số lượng cácdòng sản phẩm điện thoại khác để bù đắp cho dòng sản phẩm Galaxy Note 7. Do đó,chúng tôi cho rằng tác động của việc dừng sản xuất Galaxy Note 7 sẽ không lớndo đây cũng chỉ là 1 sản phẩm của Samsung, Samsung còn có rất nhiều sản phẩmkhác đang sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.

Số lượt đọc: 1359
Thông báo