BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tình hình đầu tư các nước
Tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam
Thứ Sáu, 13/01/2017 10:13
Tình hình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam

Tính đến cuối tháng 11 năm 2016, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2/114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 3242 dự án và 42 tỷ USD tổng vốn đầu tư.

Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 19 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo với 1,541dự án, tổng vốn đầu tư  33,54tỷ USD (chiếm 48.41% tổng số dự án và 80.02% tổng vốn đầu tư); kinh doanh bất động sản với 53 dự án, tổng vốn đầu tư 1,91 tỷ USD; sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 15 dự án, tổng vốn đầu tư 1,28 tỷ USD,...

Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 2.678 dự án, tổng vốn đầu tư  24,17tỷ USD (chiếm 82.8% tổng số dự án và 57.5% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với  540 dự án, tổng vốn đầu tư 16,16 tỷ USD. Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào 52 tỉnh và địa phương trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 13 dự án có tổng vốn đầu tư 9,7 tỷ USD. Đứng thứ hai là Hà Nội với 856 dự án và tổng vốn đầu tư 5,02 tỷ USD. Tiếp theo là các địa phương Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hưng Yên...

Trong thời gian tới, để thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như:

Tiếp tục phối hợp triển khai tốt Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản .

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai đầu tư vào các nghành lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản; tập trung vào 6 ngành: điện tử, máy nông nghiệp, chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, xản xuất ô tô và phụ tùng ô tô.

Đẩy mạnh hình thức XTĐT tại chỗ (hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư triển khai việc kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả), theo tinh thần của Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong thời gian tới.

Tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với Nhật Bản dưới nhiều hình thức: như (i) thành lập các bộ phận hỗ trợ chuyên biệt cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói chung (giống như Japan Desk tại Cục ĐTNN – Bộ KHĐT) và nhà đầu tư của một số tỉnh của Nhật Bản nói riêng (ví dụ: các tỉnh Aichi, Saitama và Kansai tại Cục ĐTNN – Bộ KHĐT);(ii) xây dựng tài liệu và trang web XTĐT bằng tiếng Nhật v.v.; (iii) đẩy mạnh hợp tác với các Liên đoàn kinh tế (VD: keidanren, kankeiren, chukeiren...), Hiệp hội doanh nghiệp (VD: Phòng TMDN Nhật JCCI...),Ngân hàng, công ty tư vấn, quỹ đầu tư của Nhật Bản. Đây là các kênh quan trọng giúp ta tiếp cận được với cộng đồng các doanh nghiệp Nhật Bản là thành viên/khách hàng của các tổ chức này, sàng lọc được đúng đối tượng doanh nghiệp ta cần tiếp cận và truyền tải thông tin về chính sách, chủ trương của Chính phủ một cách kịp thời nhất tới các doanh nghiệp Nhật Bản; (iv) đẩy mạnh kết nối các địa phương của Việt Nam với các địa phương của Nhật Bản có thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng thúc đẩy hợp tác đầu tư từ doanh nghiệp của hai bên.

Bên cạnh XTĐT các Tập đoàn lớn, chú trọng XTĐT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Nhật nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp. Các doanh nghiệp SME (4,7 triệu doanh nghiệp) chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Nhật, có công nghệ kỹ thuật hiện đại và đang có xu hướng đầu tư ra nước ngoài.

Khuyến khích các nhà đầu tư của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ lao động có khả năng ngoại ngữ và chuyên môn phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam./.

Số lượt đọc: 2406
Thông báo