Điều kiện hạn chế tiếp cận thị
trường:
1. EVFTA
- Phụ lục 8B: Dịch vụ mặt đất, không bao gồm bảo
dưỡng và làm sạch máy bay, vận tải mặt đất, quản lý sân bay và dịch vụ bảo đảm
hoạt động bay: Chưa cam kết. 5 năm sau khi Việt Nam cho phép nhà cung cấp tư
nhân tiếp cận sân bay hoặc nhà ga sân bay, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ
được phép cung cấp dịch vụ ở sân bay hoặc nhà ga sân bay đó thông qua liên
doanh với doanh nghiệp Việt Nam với phần vốn góp nước ngoài không vượt quá 49%.
3 năm sau đó, hạn chế vốn góp nước ngoài được nâng lên 51%.
Danh mục các hoạt động và số lượng nhà cung cấp
dịch vụ tại mỗi sân bay phụ thuộc vào quy mô của sân bay đó.
Để chắc chắn hơn, Việt Nam bảo lưu quyền xem
xét cấp phép cho các liên doanh nêu trên dựa trên những yếu tố sau đây, trong số
nhiều yếu tố khác: (i) các lợi ích kinh tế-xã hội thực mà nhà đầu tư EU có thể
tạo ra, bao gồm nhưng không giới hạn các cam kết lâu dài, xây dựng năng lực và
chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, đóng góp ưu tiên của họ cho nền kinh tế Việt
Nam; (ii) năng lực tài chính và kinh nghiệm có liên quan; và (iii) tác động có
thể có đến an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Việc cho phép nhà cung cấp tư nhân tiếp cận
ngành nêu trên có nghĩa là việc cho phép sự tham gia của ít nhất một công ty
100% thuộc sở hữu tư nhân của Việt Nam hoặc một liên doanh trong đó phần vốn
góp tư nhân của Việt Nam chiếm ít nhất 51%.
- Phụ lục 8-B: Dịch vụ cung cấp suất ăn trong
chuyến bay
Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được phép
cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong
đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.
2. CPTPP
Phụ lục NCM II-VN-7: Dịch vụ liên quan đến vận
tải hàng không:
Việt Nam bảo lưu quyền duy trì hoặc ban hành bất
kỳ biện pháp nào liên quan đến:
- Dịch vụ bay đặc biệt (ngoại trừ đào tạo bay
thương mại);
- Điều hành mặt đất;
- Dịch vụ vận hành sân bay
3. Pháp luật Việt Nam
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng
không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành
khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho
hàng hóa;
d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng
không;
đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật
thương mại mặt đất;
e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng
không;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
phương tiện, trang thiết bị hàng không;
h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng
không.
Mức vốn tối thiểu để thành lập và
duy trì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Cung cấp dịch vụ khai thác nhà
ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Cung cấp dịch vụ khai thác nhà
ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;
c) Cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng
không: 30 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng
không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay,
tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ
của doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý
-
EVFTA, CPTPP
-
Luật Hàng không dân dụng
Việt Nam
-
Nghị định số
89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không
dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 về
kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
-
Nghị định số
92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về
các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực
hàng không dân
dụng
-
Nghị định số
30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh
doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.
Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định quy định về
điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.