BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Tin dự án
Một số ngành công nghiệp của Việt Nam trong chuỗi toàn cầu
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:23

Điện tử

Ở Việt Nam, điện tử là lĩnh vực sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu (tham khảo Bảng 1). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường có nhiều cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu chuỗi  hơn so với các lĩnh vực sản xuất khác cùng đang được xem xét. Bằng chứng cho điều này chính là số lượng tập huấn được tiến hành bởi chính các doanh nghiệp đầu chuỗi về các chủ đề như sản xuất và chế tạo tiết kiệm (Kaizen, Six Sigma) cũng như mức độ mà các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới nội bộ của các doanh nghiệp đầu chuỗi  (điện tử là ngành duy nhất). Các doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực này thường đòi hỏi các nhà cung cấp phải cải tiến nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp Nhật Bản thì ít đòi hỏi hơn. Mặc dù phần lớn các nhà cung cấp trong lĩnh vực sản xuất này có quy mô khá nhỏ và tham gia tại các công đoạn thấp trong chuỗi cung ứng, các công ty lớn như Samsung hay Canon sử dụng nhiều doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện các thao tác đòi hỏi trình độ cao hơn. Phỏng vấn của nhóm khảo sát với Cannon cho thấy công ty này sử dụng khoảng 170 nhà cung cấp Việt Nam.

Kim khí

Một điểm thú vị ở đây này là mức độ các doanh nghiệp được thành lập bởi những người lao động trước đây từng làm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giờ lại trở thành chính đối tác cung ứng cho các doanh nghiệp này. Điều này phổ biến hơn ở phía Bắc, nơi có mật độ tập trung của nhiều doanh nghiệp là bên mua hơn (ví dụ như Toyota, Honda và Yamaha). Các doanh nghiệp ở phía Bắc cũng có trình độ cao hơn, thể hiện ở việc đáp ứng chứng nhận ISO. Theo ước tính của Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam VASI), số lượng các doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO ở miền Bắc là khoảng 70% nhưng theo Hội Doanh nghiệp Cơ khí- Điện Hồ Chí Minh (HAWEE) thì ở miền Nam con số này chỉ khoảng 20%. Điều ngạc nhiên ở đây là, khoảng một nửa các doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp nòng cốt của Báo cáo Đánh giá thực hiện xuất khẩu trực tiếp, thay vì phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc xuất khẩu đồng thời cùng với việc phục vụ các doanh nghiệp này; mặt hàng xuất khẩu bao gồm từ máy cán tạo hình kim loại cho đến chế tạo thép, đến phụ tùng và linh kiện cho ngành hàng không vũ trụ. Mặc dù phần lớn sự đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực này vẫn do sự dẫn dắt của các doanh nghiệp đầu chuỗi , song HDNCK-Đ HCM đã ghi nhận sự bắt đầu dần dịch chuyển của các trung tâm thiết kế công nghiệp thành các trung tâm chính thức thực hiện Nghiên cứu và Phát triển (R&D).

Sản xuất phụ tùng ô tô

Kết quả phát hiện về những vấn đề quan trọng từ đánh giá này không khác nhiều so với kết quả phát hiện tại giai đoạn đề xuất. Các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô ít khi có đơn hàng với các doanh nghiệp đầu chuỗi , và nếu có thì việc chốt được đơn hàng thường rất mất thời gian và mệt mỏi, dao động từ 1,5 năm cho đến 3 năm. Trong khi đó trong sản xuất dệt may, để thực hiện việc này, các doanh nghiệp nước và DNNVV Việt Nam chỉ không mất hơn 3 tháng, và thậm chí thường là ngắn hơn. Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực tự động, mức độ nội địa hóa còn thấp, dưới 10%. Điều này phần lớn bắt nguồn từ lịch sử ngành công nghiệp tự động ở Việt Nam, vốn dĩ thường chỉ sản xuất linh kiện tháo dời toàn bộ hoặc tháo dời một phần và với số lượng rất nhỏ..

 Trái ngược với Việt Nam, tỉ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực này của Thái Lan lên đến khoảng 80%. Mặc dù việc chi phí đang gia tăng ở Thái Lan và Ma-lay-xia sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô chuyển chuyển công đoạn sản xuất linh kiện, phụ tùng bậc 2 và bậc 3 sang Việt Nam trong tương lai, song điều này dường như sẽ không xảy ra trong khoảng thời gian thực hiện Dự án. Tỉ lệ nội địa hóa ở Việt Nam chỉ cao đối với xe máy và mô tô khoảng 90%), tuy nhiên đây là sản phẩm khá phổ thông và chỉ bán cho thị trường trong nước.

 Chế biến gỗ

Chế biến gỗ là lĩnh vực sản xuất thu hút được sự tham gia của cả các DNNVV xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường nước ngoài thông qua các nhà phân phối (chiếm ưu thế lớn nhất là IKEA và Ashley) cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ví dụ minh họa cho trường hợp đầu chính là Ông Trần Anh Vũ, một trong những doanh nghiệp chính tham gia khảo sát của Dự án và là Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Gỗ Bình Dương. Ông Vũ bán đồ gỗ nội thất trong nhà cùng với các sản phẩm gỗ khác như đồ chơi và trò chơi, chủ yếu cho thị trường Hoa Kỳ. Phần lớn các sản phẩm của ông Vũ được bán thông qua kênh bán sỉ và lẻ tại siêu thị Wal-Mart, Dick’s Sporting Goods và Target. Ví dụ minh họa cho trường hợp thứ hai là ScanCom, một công ty sản xuất đồ gỗ nội thất ngoài trời của Đan Mạch. Mặc dù phần lớn quy trình sản xuất (khoảng 85-90%) được thực hiện tại chỗ, song khối lượng sản xuất lớn của ScanCom đem lại nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp là các DNNVV của Việt Nam, với số lượng hiện nay là khoảng 300 doanh nghiệp. Trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp cung ứng phụ tùng (chân bàn, tay ghế và chỗ ngồi) cũng như thành phẩm, được thực hiện theo hợp đồng để bù đắp cho năng lực sản xuất của ScanCom nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tỉ lệ xuất khẩu được chia đều giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là 54% cho Doanh nghiệp Việt Nam và 46% cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Da giày

Sản xuất da giày gồm có hai dây chuyền sản xuất chính là giầy dép và túi da. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFACO), khoảng 25% doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và khoảng 75% là doanh nghiệp Việt Nam. Đây là ngành công nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu với tỉ trọng xuất khẩu vào Mỹ là gần 40% và vào Liên minh Châu Âu (LMCA) là khoảng 30%. Theo HHDGVN, khoảng một nửa số DNNVV xuất khẩu, song chủ yếu vào các thị trường có giá trị thấp như Nga hay các quốc gia ở châu Phi. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng xuất khẩu của ngành này chủ yếu đến từ các thương hiệu lớn. New Balance ghi nhận tính chất tính chất ít linh động của doanh nghiệp giày dép khi so sánh với các doanh nghiệp may mặc. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giày dép có xu hướng đầu tư dài hạn. Điều này đem lại thuận lợi cho các doanh nghiệp đã và đang tham gia trong chuỗi cung ứng, song điều này cũng có nghĩa là có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp mới tham gia vào chuỗi cung ứng này. Một điểm khác biệt quan trọng nữa giữa sản xuất da-giày và dệt may là quy mô doanh nghiệp. New Balance cho biết trong khi các doanh nghiệp có quy mô lớn trong lĩnh vực dệt may thường chỉ có tầm 2.000 đến 3.000 lao động, thì con số này trong lĩnh vực giày dép là khoảng 10.000 lao động.  Do vậy, tất cả các nhà cung cấp lớn cấp 1 ở Việt Nam đều là các doanh nghiệp đầu chuỗi  đến từ Đài Loan hoặc Hàn Quốc. Phần lớn các nhà cung cấp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn thường chỉ đóng vai trò các doanh nghiệp cấp 3, thậm chí cấp 4 và thường chỉ thực hiện việc in ấn và đóng gói bao bì cho các doanh nghiệp đầu chuỗi  ở cấp thấp. Khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi cung ứng là cực kỳ thấp.

Dệt may

Sản xuất dệt may ở Việt Nam, mặc dù là nền sản xuất đòi hỏi quy mô lớn, song cũng đem lại một số ít cơ hội cho các DNNVV, tương tự như lĩnh vực sản xuất giầy dép. Mặc dù việc cung ứng cho các thương hiệu lớn nhất đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hàng ngàn lao động, song các thương hiệu nhỏ có thể đem lại một số cơ hội cho các DNNVV. Ví dụ, Making Great Fashion Sourcing gia công từ Việt Nam cho một số thương hiệu (thương hiệu đầu chuỗi) , bao gồm The Limied, Abercrombie & Fitch, Chico’s, Soma Intimates, New York and & Co., Talbots, và Aeropostale, nhưng không gia công với bất kỳ một DNNVV nào của Việt Nam và tất cả các nhà cung cấp của họ đều có ít nhất 1.000 lao động. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khác, ví dụ ASOS, một doanh nghiệp gia công nhưng hợp tác với một vài thương hiệu nhỏ hơn, hiện nay đang gia công từ 3 DNNVV của Việt Nam (1 ở phía Bắc và 2 ở phía Nam) với số lượng lao động của mỗi doanh nghiệp là tầm 400-500 lao động. Các doanh nghiệp nhỏ thực hiện các hoạt động không chuyên về sản xuất, ví dụ như thiết kế thì vẫn có cơ hội. Cơ hội để dịch chuyển vị trí trong chuỗi cung ứng không nhiều nhưng theo chia sẻ của các doanh nghiệp nòng cốt tham gia khảo sát thì hiện trong sản xuất dệt may đã có một số doanh nghiệp gia công cắt may đã chuyển sang sản xuất thành phẩm; một số doanh nghiệp vốn là công ty thương mại thì hiện nay cũng đã chuyển sang sản xuất. Như đã trình bày ở bên trên, sản xuất dệt may sẽ thuận lợi hơn so với sản xuất giầy dép. Ít nhất trong thời gian trước mắt, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc tăng chi phí ở các quốc gia khác (đặc biệt là Trung Quốc), nên sẽ có nhiều công việc được chuyển sang Việt Nam.

Kinh doanh nông nghiệp

Kinh doanh nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất đa dạng nhất trong số các lĩnh vực sản xuất được đánh giá. Bên cạnh các sản phẩm hoa quả, rau củ tươi và chế biến và đặc sản (ví dụ sản phẩm quế, hồi), Nhóm thực hiện Báo cáo Đánh giá Hiện trạng cũng khảo sát lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Thách thức lớn nhất trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này liên quan đến các vấn đề về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Phần lớn các DNNVV có quy mô lớn hơn đã có các chứng nhận liên quan như HACCP đối với thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên việc đạt được và duy trì các chứng nhận đó rất tốn kém đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều này được thể hiện rất rõ khi so sánh hai nhóm doanh nghiệp nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp (một nhóm gồm các doanh nghiệp đã có kết nối và nhóm còn lại chưa có kết nối nào). Có ít nhất bốn loại kết nối B2B trong lĩnh vực này, cụ thể:

  1. Một DNNVV Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nước ngoài thông qua một Thấp. nước ngoài (ví dụ, một nhà phân phối) tại thị trường mục tiêu. Đây là hình thức giao dịch B2B rõ ràng nhất và phù hợp với mục tiêu của dự án.
  2. Một DNNVV Việt Nam sản xuất và bán sản phẩm cho một doanh nghiệp đầu chuỗi(ví dụ, một siêu thị) cung ứng cho thị trường Việt Nam. Về mặt kỹ thuật, hình thức này đáp ứng yêu cầu ở chỗ một DNNVV Việt Nam bán hàng hóa cho một doanh nghiệp đầu chuỗi , tuy nhiên, thực tế là hàng hóa của họ lại không được xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
  3. Một DNNVV Việt Nam mua hàng hóa từ một DNNVV Việt Nam khác và/hoặc trực tiếp từ nông dân và sau đó xuất khẩu vào thị trường nước ngoài thông qua một nhà phân phối. Trong trường hợp này, mối quan hệ B2B là mối quan hệ giữa DNNVV Việt Nam đóng vai trò là bên thu mua và nhà phân phối nước ngoài. DNNVV thu mua tạo ra thị trường nhưng không tham gia sản xuất hay chế biến trong thực tế.
  4. Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mua sản phẩm từ một DNNVV Việt Nam và xuất khẩu (sau khi chế biến). Tương tự như hình thức số (1), điều này đáp ứng tiêu chí của dự án, tuy nhiên trong thực tế có rất ít doanh nghiệp như thế này vì phần lớn các doanh nghiệp đầu chuỗisẽ mua hàng hóa trực tiếp từ nông dân hoặc tự sản xuất.
  5. Bởi vì các rất nhiều loại sản phẩm cũng như nhiều hình thức kết nối B2B mà nhóm đánh giá quan sát được, do vậy chúng tôi đề xuất là Dự án, cùng với USAID và các đối tác của dự án xem xét và quyết định xem hình thức nào trong các hình thức nêu trên phù hợp với mong đợi của dự án trước khi chính thức lựa chọn lĩnh vực tham gia để thu hẹp phạm vi sàng lọc.
Số lượt đọc: 643
Thông báo