BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Tin dự án
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nước ngoài
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:21

Nhân tố của môi trường

  1. (i) Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH của quốc gia

    Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH của một quốc gia nói chung và của quốc gia đối với vùng kinh tế nói riêng là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương. Chiến lược này thể hiện tập trung ở một số điểm như: Mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không, giai đoạn nào thì nên tập trung nguồn vốn trong nước hay ngoài nước, đối với nguồn vốn ngoài nước thì nên lựa chọn tập trung vào nguồn nào như đi vay thương mại, ODA hay vốn FDI. Định hướng các lĩnh vực thu hút, tiêu chuẩn để xác định phương hướng lựa chọn dự án đầu tư của nước ngoài...việc định hướng chiến lược thu hút có ý nghĩa quan trọng, thiết lập các điều kiện để thu hút cho phù hợp. Các địa phương khác nhau ngoài chiến lược thu hút tổng thể của quốc gia sẽ có định hướng, chính sách và mục tiêu riêng để thu hút vốn FDI phát triển KT-XH của địa phương đó (Brainard, 1997).

  2. (ii) Độ mở cửa kinh tế quốc tế của quốc gia tiếp nhận

    Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các quốc gia hoạt động trong mối quan hệ mở và cũng không có quốc gia nào cô lập khép kín lại phát triển tốt được. Hợp tác cùng tồn tại và phát triển là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới ngày nay. Hợp tác trong kinh tế quốc tế là đem lại lợi ích trước hết cho quốc gia, dân tộc mình nhằm phát triển đất nước

    mình nhưng đồng thời cũng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia mình với quốc gia khác. Tham gia quan hệ kinh tế quốc tế các nước có cơ hội trao đổi thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ, hợp tác đầu tƣ quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ...

    Các mối quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia vừa là hệ quả của chiến lược huy động vốn của quốc gia đó, vừa là cơ hội để kiếm tìm đối tác đầu tư. Nhiều quốc gia khi thực hiện mở cửa tham gia các tổ chức kinh tế của khu vực  và quốc tế, hoạt động ngoại thương phát triển nhanh chóng, thu hút ĐTNN gia tăng, chất lượng ĐTNN được cải thiện đáng kể, do đó mở thêm nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Để tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia, Chính phủ phải thiết lập và duy trì các quan hệ đối ngoại chính thức cho hòa bình, hợp tác thân thiện và rộng rãi với các nước, đàm phán và ký kết các loại hiệp định, các cam kết thương mại, bảo hiểm, tư pháp song phương và đa phương ở quốc gia, khu vực và quốc tế tạo ra khung pháp lý chính thức và đầy đủ để mở đường cho sự luân chuyển vốn đầu tư giữa các thị trường vốn bên ngoài với thị trường trong nước.

  3. Sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

    Ổn định môi trường kinh tế như ổn định về kinh tế, chính trị, hội là điều kiện hết sức quan trọng để thu hút các nhà ĐTNN. Các nhà ĐTNN sẽ rất hạn chế khi tham gia đầu tư vào những nước có môi trường kinh tế vĩ kém ổn định vì khi đầu tư vào những nơi này sẽ tạo ra những rủi ro kinh doanh các nhà đầu không thể lường trước được.

    Khi có sự bất ổn về môi trường kinh tế vĩ mô, rủi ro tăng cao thì các dòng vốn FDI trên thế giới sẽ chững lại và vốn đầu tư sẽ di chuyển đến những nơi an toàn và có mức sinh lời cao hơn, ngay cả khi đã đầu tư rồi mà có sự bất ổn nhất là bất ổn về chính trị thì các nhà ĐTNN sẽ tìm mọi cách để rút lui vốn.

    Vì vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có tác động trực tiếp tạo điều kiện hoặc cản trở việc thu hút vốn của các nhà ĐTNN và muốn thu hút được vốn từ các nhà ĐTNN thì các nước phải ổn định được môi trƣờng kinh tế vĩ mô trước.

  4. Thể chế của nước tiếp nhận vốn FDI

Sự hấp dẫn của nền kinh tế đang chuyển đổi đã thu hút một lượng đáng kể FDI trong thời gian gần đây mà nguyên nhân là sự khác biệt thể chế so với nước phát triển.

Thể chế bao gồm: thể chế chính thức (pháp luật, quy định dưới luật); và thể chế không chính thức (phong tục, truyền thống, quy tắc ứng xử) (North, 1990). Thể chế bao gồm: luật pháp; các quy định dưới luật; thể chế nhận thức và thực thi (Scott, 1995). Thể chế và thực thi thể chế thiết lập "luật chơi" công ty phải tuân thủ, ảnh hưởng đến khả năng tương tác, tạo thuận lợi cho giao dịch, đóng vai trò tiết giảm chi phí thông tin, giao dịch, hợp tác liên quan đến quá trình SXKD của công ty (Hoskisson và cộng sự, 2000). Những quy định mang tính pháp lý và cả quy định không chính thức là nền tảng của nền kinh tế nên ảnh hưởng đến chiến lược, hoạt động hiệu suất kinh doanh của công ty

Hệ thống pháp luật của nước chủ nhà bao gồm các luật liên quan đến hoạt động đầu như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trƣờng... và các văn bản hướng dẫn luật, các quy định về hoạt động đầu tư đối với người nước ngoài, các văn bản về quản lý Nhà nước trong hoạt động đầu tư ... đây chính là hành lang pháp lý đảm bảo sự an tâm cho các nhà ĐTNN. Hệ thống pháp luật được xây dựng theo hướng thông thoáng, đầy đủ chặt chẽ là cơ sở tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi.

Hoạt động FDI liên quan đến nhiều chủ thể tham gia và có yếu tố nước ngoài vì vậy các văn bản ngoài yếu tố đồng bộ, chặt chẽ, tránh chồng chéo gây khó hiểu, còn phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nhà ĐTNN khi đầu vào một nƣớc nào đó thì họ sẽ quan tâm đến nhân họ khi đầu được bảo vệ như thế nào, tài sản của họ được đảm bảo không, các quy định chuyển phần lợi nhuận về nước họ ra làm sao... đây cũng chính là nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu của nhà ĐTNN.

Mặt khác, hệ thống pháp luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các  nhà ĐTNN còn có chức năng ngăn cản những tác động tiêu cực các nhà đầu cố tình vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đồng thời, với việc xây dựng hệ thống pháp luật, phải xây hệ thống chính sách kinh tế liên quan đến ĐTNN thực sự mềm dẻo, hấp dẫn cũng điều kiện quan trọng để thu hút vốn FDI như:

  • Chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đây cũng là một trong những chính sách các nhà ĐTNN quan tâm khi xem xét quyết định đầu tư vào một địa điểm nào đó, một chính sách khuyến khích phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, ngược lại một chính sách khuyến khích đầu tư bất hợp lý sẽ tạo rào cản lớn, tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ không thuận lợi đối với các chủ đầu tư.
  • Chính sách quản lý ngoại tệ: Chính sách này tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà ĐTNN, một quốc gia quản lý ngoại hối theo nguyên tắc thả nổi theo thị trƣờng sẽ dẫn đến sự thay đổi liên tục trong tỷ giá hối đoái theo nhu cầu thị trƣờng, do đó các nhà đầu tư có tâm lý rụt rè, lo sợ trong đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại quốc gia đó. Một quốc gia quản lý theo nguyên tắc thả nổi có điều tiết hoặc cố định sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho các nhà đầu tư.
  • Chính sách thương mại: Chính sách này liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các dự án FDI, hạn ngạch xuất nhập khẩu thấp và các rào cản thƣơng mại khác sẽ gây khó khăn cho các dự án đó bởi vì các dự án FDI khi đi vào hoạt động đều liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu: nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản phẩm... chính sách thƣơng mại bất hợp lý sẽ là rào cản đối với hoạt động của FDI.
  • Các chính sách ưu đãi về tài chính: muốn các nhà ĐTNN đầu tư vào quốc gia, vào địa phương, vào ngành, lĩnh vực ưu tiên thì phải dành cho nhà ĐTNN những ưu đãi, hỗ trợ nhất định về tài chính nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các nhà đầu tư tìm kiếm được lợi nhuận.
  • Chính sách ưu đãi về thuế: để thu hút các nhà ĐTNN, các quốc gia phải có chính sách miễn giảm thuế nhất định, thông thƣờng trong những năm đầu triển khai dự án các nhà đầu tư được giảm thuế, thậm chí miễn thuế và tăng dần ở những năm sau đó khi các nhà ĐTNN có lợi nhuận. Để đảm bảo lợi ích cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà ĐTNN, mức thuế được ưu đãi phụ thuộc vào chính sách ưu tiên về ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế quốc gia khuyến khích đầu tư như ưu đãi về thuế đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thời gian đầu tƣ dài, quy lớn, hướng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nƣớc, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Hệ thống thuế sẽ càng hiệu quả nếu càng rõ ràng, đơn giản, dễ áp dụng và mức thuế phù hợp (so với lãi suất, lợi nhuận bình quân, so với mức thuế ở các nƣớc trong khu vực...) các thủ tục thuế, cũng nhƣ các thủ tục quản lý FDI khác phải được tinh giảm hợp lý, tránh vòng vèo nhiều khâu trung gian, công khai và thuận lợi cho đối tượng chịu quản lý và nộp thuế.

Nhân tố nội tại của địa phương tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Lợi thế địa điểm

Cơ sở truyền thống để phân tích hoạt động kinh tế quốc tế là lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế, được phát triển bởi Heckscher và Ohlin từ lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo. Ông giải thích thƣơng mại quốc tế theo quan điểm lợi thế so sánh của nƣớc tham gia dựa trên giả định cạnh tranh hoàn hảo, đó là: nguồn tài nguyên; các yếu tố sản xuất; chức năng sản xuất, sở thích người tiêu dùng giống hệt nhau; và chuyên môn hóa không đầy đủ. Quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố họ dồi dào, giá rẻ và nhập khẩu sản phẩm sử dụng yếu tố họ khan hiếm. Do đó, vị trí sản xuất quốc tế được quyết định dựa trên lợi thế so sánh về chi phí. Để giảm thiểu chi phí thông qua FDI, địa điểm có chi phí sản xuất thấp nhất sẽ được lựa chọn. Thể chế và lợi thế địa điểm đều đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh quốc  tế bởi nó đại diện cho yếu tố chi phí bất định trong kinh doanh ở thị trƣờng toàn cầu hóa (Mudambi, R. and Navarra, 2002).

Lợi thế địa điểm bao gồm nhiều khía cạnh như: chi phí các yếu tố sản xuất (lao động, nguyên liệu), quy mô thị trường và chính sách thuế thu hút FDI. Khi thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI, các nhà nghiên cứu thường chia thành FDI ngang và FDI dọc. Đối với FDI ngang, yêu cầu đặt ra là phục vụ tốt nhất cho thị trường nước chủ nhà nên FDI ngang xoay quanh việc đánh đổi giữa chi phí cố định xây dựng nhà máy và chi phí thương mại (Markusen, 1984).

Khi quy thị trường nước chủ nhà nhỏ, tiết kiệm chi phí giao dịch không đủ bù đắp chi phí cố định xây dựng nhà máy thì xuất khẩu được lựa chọn để phục vụ thị trường nước ngoài. Ngược lại, quy thị trường nước chủ nhà lớn, chi phí giao dịch lớn hơn chi phí cố định thiết lập nhà máy thì FDI ngang xảy ra. Hơn nữa, lý thuyết đánh đổi giữa tập trung và sự gần gũi đề cập đến nguyên lý chung, khi lợi ích sản xuất ở thị trường nước ngoài (gần gũi cho khách hàng, tránh rào cản thương mại) lớn hơn lợi ích hiệu quả theo quy đạt đƣợc khi sản xuất đƣợc tập trung trong nước thì FDI sẽ xảy ra (Brainard, 1997).

Đối với FDI dọc, yêu cầu đặt ra là phục vụ tốt nhất thị trường nước nhà đầu tư và thị trường khác nên quyết định địa điểm FDI dọc liên quan đến việc giảm thiểu chi phí các yếu tố. Lợi ích sản xuất ở nước có chi phí các yếu tố thấp và chi phí giao dịch đưa hàng về nước nhà đầu tư sẽ được xem xét trong trƣờng hợp này. Khi tiết kiệm chi phí từ sản xuất ở nước ngoài lớn hơn chi phí giao dịch phát sinh thì FDI này xảy ra. Vì vậy, địa điểm có mức lương thấp, chi phí vận tải, chi phí thƣơng mại liên quan đến hoạt động SXKD thấp sẽ là địa điểm ưa thích của nhà đầu tư.

Như vậy, lý thuyết này chỉ ra nhiều yếu tố góp phần tạo nên lợi thế địa điểm hấp dẫn nhà ĐTNN như: vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy và tiềm năng thị trường, chi phí lao động, nguyên liệu, sự sẵn có tài nguyên, chính sách hỗ trợ. Đây cũng chính là lợi thế của các nền kinh tế chuyển đổi khi các nước này thực hiện chính sách mở cửa. Với tiềm năng của thị trường mới, lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ, chính sách ưu đãi về thuế đã tạo ra hội cho nhà đầu dễ dàng thiết lập nhà máy, khai thác những lợi thế để tìm kiếm lợi nhuận cho mình.

+ Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương

Sự phát triển cơ sở hạ tầng là một điều kiện vật chất hàng đầu để các nhà ĐTNN đầu vốn FDI. sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,...cơ sở hạ tầng tốt là một trong các yếu tố quan trọng giúp các nhà ĐTNN giảm các chi phí gián tiếp trong sản xuất kinh doanh và có thể triển khai các hoạt động đầu tư. Thực tế thu hút tại các địa phương trong cả nước cho thấy các dòng vốn chỉ đổ vào nơi nào có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư.

Mạng lưới giao thông cũng đóng góp một phần quan trọng vào thu hút vốn FDI, là cơ sở để vận chuyển vật liệu, đi tiêu thụ sản phẩm và quan trọng nhất là các đầu mối giao thông tiếp giáp với thế giới nhƣ cảng biển, cảng hàng không... Các tuyến đường giao thông trọng yếu cũng làm cầu nối sự giao lưu phát triển kinh tế giữa các địa phương của một quốc gia. Một mạng lưới giao thông đa phương tiện và hiện đại sẽ giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển không cần thiết.

Hệ thống thông tin liên lạc là nhân tố quan trọng trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, khi thông tin về tất cả các biến động trên thị trường ở mọi nơi được truyền tải liên tục trên thế giới. Chậm trễ trong thông tin liên lạc sẽ đánh mất cơ hội kinh doanh. Môi trường đầu tư hấp dẫn dưới con mắt của nhà đầu tư đó phải có hệ thống thông tin liên lạc rộng lớn và cước phí rẻ. Ngoài ra, hệ thống các ngành dịch vụ như: tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, tư vấn hay cung cấp năng lượng và nước sạch... đảm bảo cho việc sản xuất quy lớn và liên tục, các dịch vụ này nếu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho nhà đầu tư.

+ Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương

Một trong những yếu tố xã hội quan trọng của thu hút vốn FDI là chất lượng nguồn nhân lực và giá cả sức lao động. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tư lập kế hoạch kinh doanh. Một nhà đầu tư muốn mở một nhà máy thì trên phương diện nguồn nhân lực nhà đầu tư sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của lao động, ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tư. Chất lượng lao động là một lợi thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ngoài ra, yếu tố văn hoá cũng ảnh hưởng tới yếu tố lao động như sự cần cù, tính kỷ luật, ý thức trong lao động...

Vì vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện tác động tới các nhà ĐTNN khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, để có lực lượng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề.

+ Thể chế, thủ tục hành chính liên quan đến FDI tại địa phương

Ở cấp độ địa phương, các nghiên cứu cho rằng, ngoài sự ảnh hưởng của thể chế trung ương, thể chế và thực thi pháp luật thực tế của chính quyền địa phương cũng ảnh hưởng mạnh đến thu hút FDI ở địa phương trong mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế chuyển đổi, cải cách ban đầu thực hiện chủ yếu ở thể chế trung ương, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến thể chế địa phương. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật và quy định được ban hành bởi chính quyền trung ương ở mỗi địa phương khác nhau do sự khác biệt về khía cạnh nhận thức và quy tắc ứng xử của chính quyền địa phương. Hơn nữa, một số nền kinh tế chuyển đổi Trung Quốc, Việt Nam và Nga thực hiện chính sách phân quyền, chính quyền địa phương có thể quyết định cách thức thực thi chính sách trung ương đưa ra. Vì vậy, lãnh đạo địa phương thường ảnh hưởng đến sự thay đổi việc thực thi thể chế theo những quy tắc và nhận thức riêng của họ. Nếu quy định được thực hiện cứng nhắc, việc nhận thức quy định không đúng, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều cản trở về tham nhũng, sự chậm trễ thủ tục hành chính tại địa phương. Ngược lại, cách cư xử mang tính thân thiện và hỗ trợ của chính quyền địa phương sẽ giúp nhà đầu tư giảm khó khăn, chi phí giao dịch nên sẽ khuyến khích đầu tư trong vùng.

Hơn nữa, thể chế chính thức trong nền kinh tế này còn khá mơ hồ. Vì thế, trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của chính quyền địa phương dựa trên các thể chế phi chính thức nhiều hơn thể chế chính thức (Meyer, 2005).

Thủ tục hành chính là một yếu tố rất quan trọng góp phần tạo nên sự  thành công của việc thu hút vốn FDI. Thủ tục hành chính càng đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng thì sức hút của môi trường đầu tư đối với các nhà ĐTNN càng lớn. Thủ tục hành chính ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động đầu tư, nếu thủ tục hành chính không được quan tâm sát sao dễ tạo ra hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực từ đó làm tăng chi phí kinh doanh, làm mất lòng tin của các nhà ĐTNN. Ngoài quy trình thực hiện chung, cách thực hiện tục hành chính của mỗi địa phương khác nhau, vì vậy có những nơi nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh.... Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN trong quá trình đăng ký, triển khai  thực hiện dự án đầu cũng như giảm các chi phí cả về vật chất thời gian, tạo dựng được độ tin cậy của các nhà ĐTNN.

- Yếu tố địa phương hóa

Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của lợi thế địa điểm truyền thống, các nhà nghiên cứu kinh doanh quốc tế tập trung nghiên cứu ảnh hưởng nền kinh tế tích tụ đến quyết định địa điểm FDI. thuyết địa phương hóa (lý thuyết tích tụ) giải thích lý do các công ty trong cùng ngành, cùng nước xuất xứ có xu hướng tập trung ở cùng quốc gia, khu vực, đồng thời, cũng lý giải thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc bằng cách thiết lập KCN, KCX. Địa phương hóa  ngành công nghiệp là mật độ của các công ty trong cùng một ngành ở khu vực địa lý (Head và cộng sự, 1995). Cơ chế khuyến khích sự tập trung của các công ty  cùng ngành là sự tồn tại của nền kinh tế tích tụ. Tích tụ kinh tế tạo ra yếu tố bên ngoài thuận lợi phát sinh từ các CCN trong khu vực. Địa phương hóa ngành công nghiệp tạo ra 3 yếu tố bên ngoài thuận lợi, khích thích sự mặt của các công ty mong muốn tích tụ (Marshall, 1920), đó là: Cho phép công ty hƣởng lợi từ lan truyền công nghệ.; Cung cấp thị trường lao động chuyên môn chung. Tạo ra thị trƣờng đầu vào trung gian chuyên ngành chung cho ngành công nghiệp với sự đa dạng và chi phí thấp.

Số lượt đọc: 6094
Thông báo