BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 23/11/2024
Tin dự án
Vận dụng tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài trong công tác xây dựng chính sách tại các địa phương
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:21

  1. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội theo hệ thống chỉ tiêu

    Đa số các nhà nghiên cứu kinh tế hiện nay ủng hộ quan điểm này. Họ cho rằng, hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và đồng thời chúng tác động đến nhiều mục tiêu khác nhau của quá trình phát triển kinh  tế -xã hội của mỗi quốc gia cũng nhưng mỗi địa phương. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia và địa phương sẽ phân tích các điều kiện bên trong và bối cảnh bên ngoài để xác định mục tiêu kinh tế- xã hội của mình, theo đó, sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược, trong đó có giải pháp về đầu tư và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khi các giải pháp về đầu tư phát triển bằng các nguồn lực trong và ngoài nước được thực hiện sẽ tác động đồng thời tới  nhiều mục tiêu như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách; tác động đến cán cân thanh toán và tỉ giá hối đoái, trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, môi trường... Vì vậy, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánh được đầy đủ các yếu tố trên nên cần xem xét lựa chọn tập hợp các chỉ  tiêu đánh giá một cách linh hoạt. Tổ hợp chỉ tiêu đó phải đảm bảo các yêu cầu: thuận lợi trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các tác động của đầu tư nói chung và FDI nói riêng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đã đặt ra. Ví dụ, với các quốc gia đang và kém phát triển thì mục tiêu thúc đẩy tăng trường GDP là quan trọng nhất nhưng với các quốc gia phát triển thì lại chọn mục tiêu chất lượng môi trường và an sinh xã hội...

    Theo quan điểm của nhóm này, khi áp dụng vào thực tế có ưu và nhược điểm sau:

  • *Ưu điểm

    Khi chọn được tổ hợp chỉ tiêu phù hợp, sẽ phản ánh được đầy đủ hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư phát triển nói chung và FDI nói riêng theo các mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - hội mỗi thời kỳ của quốc gia hoặc địa phương.

  • *Nhược điểm:
  • Việc lựa chọn tổ hợp chỉ tiêu đòi hỏi sự linh hoạt và thường gặp khó khăn nhất định phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Đôi khi kết quả tính toán các chỉ tiêu có hiện tượng mâu thuẫn nhau như: phương án này tốt hơn phương án kia ở một chỉ tiêu, nhưng lại kém thua ở một số chỉ tiêu khác. Ví dụ: một phương án có suất vốn đầu tư lớn nhưng lại có giá thành một sảnphẩm thấp; có mức cơ giới hóa cao hơn nhưng suất vốn đầu tư cũng lớn hơn và tạo được ít việc làm hơn cho người lao động…
  1. Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội theo chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo

    Mặc dù ở các phương pháp đánh giá các phương án hiện hành thường dùng một hệ thống chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau. Trong quá trình so sánh, khi dùng một hệ chỉ tiêu người ta thường gặp khó khăn. Do đó, có một số tác giả đã nảy ra ý nghĩ cần tìm một phương pháp tính gộp tất cả các chỉ tiêu cần so sánh có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng phương án. Muốn vậy thì các chỉ tiêu phải được làm mất đơn vị đo mới có thể tính gộp vào nhau được. Vì vậy, phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án đã ra đời.

    Theo quan điểm và một số phương pháp của nhón này, khi áp dụng vào thực tế có ưu và nhược điểm sau:

    * Ưu điểm

  • Có thể tính gộp tất cả các chỉ tiêu có các đơn vị đo khác nhau vào một chỉ tiêu duy nhất để xếp hạng các phương án nhờ một phương pháp làm mất đơn vị đo nhất định của các chỉ tiêu. Việc xếp hạng phương án ở đây sẽ đơn giản và thống nhất.
  • Có thể lôi cuốn nhiều chỉ tiêu vào so sánh, chỉ tiêu tổng hợp có thể phản ánh trực tiếp và hội tụ nhiều chỉ tiêu.
  • Có tính đến tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu bị đưa vào so sánh bằng cách hỏi ý kiến của chuyên gia.
  • Có thể biểu diễn các chỉ tiêu thường được diễn tả bằng lời (ví dụ các chỉ tiêu về thẩm mĩ, về tâm lý…) thông qua bình điểm của các chuyên gia để đưa vào so sánh.

    * Nhược điểm

  • Dễ mang tính chất chủ quan khi hỏi ý kiến của các chuyên gia,
  • Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu các chỉ tiêu đưa vào so sánh quá nhiều,
  • Dễ phản ánh trùng lặp các chỉ tiêu nếu việc lựa chọn các chỉ tiêu vào so sánh không hợp lý,
  • Ít được dùng cho việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh thực tế, mà ở đây người ta chỉ cần quan tâm đến một vài chỉ tiêu chủ yếu như lợi nhuận, nhu cầu về vốn đầu tư và thời gian hoàn vốn…
  • Việc xây dựng quyết bài toán theo một chỉ tiêu không đơn vị đo đôi khi trở nên quá phức tạp.

    Vì những ưu và nhược điểm trên mà phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp: Khi phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, mà ở đây có nhiều chỉ tiêu quan trọng như: mức đóng góp cho ngân sách, giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi trường…. việc cân nhắc chúng để đánh giá phương án đều quan trọng như nhau; Khi đánh giá các dự án mang tính chất kinh doanh thu lợi nhuận; các dự án phúc lợi công cộng (nhà nghỉ, bệnh viện công, công trình bảo vệ môi trường...) mà ở đây chất lượng phục vụ được đề cao; Khi định giá dịch vụ dựa trên chất lượng phục vụ hoặc khi thi công các phương án thiết kế, để đánh giá lựa chọn nhà thầu xây dựng hay nhà thầu mua sắm vật tư.

  1. Quan điểm và tổ hợp chỉ tiêu lựa chọn của tác giả luận án về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI từ góc độ địa phương tiếp nhận FDI

Việc tiếp nhận FDI mang lại những lợi ích to lớn cho nước, địa phương tiếp nhận đầu tư trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với vai trò của FDI đối với nước, địa phương tiếp nhận đầu đã nêu trong tiểu mục 2.1.1.3 cho thấy FDI đồng thời tác động tích cực vào nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như: FDI là nguồn vốn quan trọng giúp cho các nước phát triển khắc phục tình trạng thiếu vốn kéo dài; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa; Tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế nước chủ nhà, điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong nước, chia sẻ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, làm đòn bẩy cho sản xuất trong nước; Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động; Tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu; Nâng cao vị thế của cán cân thanh toán và nâng cao năng lực xuất khẩu... Đồng thời, kết hợp với  những ưu và nhược điểm và khả năng áp dụng của 2 trường phái quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế - hội FDI đã trình bày trên, tác giả luận án cho rằng:

Đứng ở góc độ địa phương nơi tiếp nhận FDI, để phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội FDI, cần lựa chọn một tổ hợp chỉ tiêu đánh giá phù hợp đảm bảo yêu cầu: thuận lợi trong thu thập thông tin, phản ảnh được đầy đủ các lợi ích FDI đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở cả trước mắt lần lâu dài.

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 tiếp tục khẳng định FDI là một thành phần kinh tế được khuyến khích phá triển lâu dài và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Qua nghiên cứu về bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội FDI chúng ta có thể rút ra một số bài học cho các địa phương về việc vận dụng bộ chỉ tiêu này trong công tác xây dựng chính sách như sau:

Thứ nhất: cần khuyến khích các dự án FDI vào các ngành công nghiệp hoặc dịch vụ (Các dự án công nghệ cao, dự án xanh). Đây là các ngành công nghiệp mũi nhọn giúp cho đất nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một dự án công nghiệp hoặc dịch vụ sử dụng rất ít đất nhưng giá trị tạo ra lớn như hàng xuất khẩu, tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động, tạo ra hàng trăm triệu USD xuất khẩu, tạo hiệu quả cho các công nghiệp phụ trợ trong nước, tỉnh Vĩnh Phúc phát  triển…

Thứ hai: Chủ động lựa chọn các dự án, nhà đầu nước ngoài và công nghệ phù hợp. Vĩnh Phúc cần chủ động lựa chọn các dự án FDI, tránh tình trạng dễ dãi, tin tưởng và lời hứa hẹn của các nhà đầu tư mà buộc phải có thiết kế dự án cụ thể mang tính khả thi và đầu tư xử lý môi trường mới cấp phép cho triển khai dự án. Định hướng đầu tư, kiên quyết từ chối cấp phép cho những ngành chưa khuyến khích, hướng vào những ngành mà địa phương cần vốn và công nghệ phát triển, không chấp nhận các dự án đầu tư sử dụng kỹ thuật trung bình, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhân công giá rẻ nhưng lại gây ô nhiễm môi trường. Vĩnh Phúc nên tập trung vào các đối tác tiềm năng lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu vì các đối tác này không chỉ lượng vốn lớn mà còn cả công nghệ hiện đại, tiên tiến mà các đối tác khác chỉ cung cấp cho chúng ta công nghệ cũ hoặc lạc hậu so với thế giới vô hình chung biến chúng ta thành bãi rác thải công nghệ cho thế giới.

Thứ ba: nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu lực điều hành của Nhà nước. Nâng cao năng lực của các cán bộ lãnh đạo quản lý FDI nhằm tránh bị thất thoát nguồn thu ngân sách từ các hoạt động FDI.

Thứ tư: nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo và bằng các hình thức lựa chọn các dự án phải sử dụng các lao động đã qua đào tạo nghề thay vì các dự án FDI sử dụng nhân công lao động phổ thông với giá rẻ mạt. Như vậy cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như thu nhập cho người lao động đồng thời cũng góp phần ổn định các trường đào tạo nghề.

Số lượt đọc: 1973
Thông báo