BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Năm, 23/01/2025
Tin dự án
Cơ cấu lĩnh vực sản xuất theo chuỗi của Việt Nam
Chủ Nhật, 24/01/2021 09:23

Mỗi một lĩnh vực sản xuất đang được xem xét sẽ được phân loại sơ bộ vào một trong ba mô hình chuỗi cung ứng, tùy theo tính chất mối quan hệ kinh doanh giữa các DNNVV và doanh nghiệp đầu chuỗi:

  1. Mô hình Chuỗi cung ứng truyền thống:

Mô hình chuỗi cung ứng này gồm có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện gia công phụ tùng và linh kiện từ các nhà cung cấp Việt Nam. Trong đó bao gồm: điện tử, kim khí và phụ tùng ô tô . Trong thực tế,  phụ tùng ô tô được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam, tuy nhiên, nhiều khi lại được các nhà cung cấp Việt Nam nhập khẩu từ một quốc gia khác, ví dụ như Trung Quốc. Mặc dù các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đóng vai trò quan trọng quyết định vấn đề này đối với từng lĩnh vực (ví dụ, nhất quyết yêu cầu áp dụng phương pháp sản xuất Kaizen (phương pháp xuất phát từ Nhật Bản, có nghĩa là cải tiến liên tục), hoặc thậm chí, trong một số trường hợp có thể yêu cầu nhà cung cấp mua nguyên liệu đầu vào từ một đơn vị cung cấp do họ chỉ định), nhưng đối với mô hình sản xuất theo hợp đồng thì sự can thiệp của các doanh nghiệp đầu chuỗi sẽ ít hơn. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực này thường cung cấp cho các nhà cung cấp nước ngoài bậc 1 và bậc 2 của các tập đoàn đa quốc gia chứ không phải là cung ứng trực tiếp cho các tập đoàn đa quốc gia này, nhưng các lĩnh vực này nhìn chung sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn để dịch chuyển vị trí trong chuỗi cung ứng  so với hình thức sản xuất theo hợp đồng. Đây là mô hình chuỗi cung ứng mà các DNNVV chiếm ưu thế về mặt số lượng mặc dù trong lĩnh vực sản xuất điện tử, một số doanh nghiệp lớn như Samsung và Cannon có hơn 500 lao động.

2. Mô hình Chuỗi cung ứng theo hợp đồng sản xuất

Đặc điểm chính của mô hình này là việc sản xuất được thực hiện theo hợp đồng đã ký với một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt phổ biến trong sản xuất dệt may và giày dép. Phần lớn hoạt động sản xuất được biết đến là sản xuất CMT , theo đó các doanh nghiệp đầu chuỗi cung cấp nguyên liệu đầu vào và thông số kỹ thuật yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam, nơi được biết đến có giá trị gia tăng lớn nhất chính là lực lượng lao động. Các lĩnh vực này có tỉ lệ nội địa hóa cao hơn song giá trị gia tăng thấp hơn (ước tính 5% đối với dệt và 8-12% đối với giày dép) và có rất ít cơ hội để dịch chuyển vị trí trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có tính cạnh tranh nhất (và thường là các doanh nghiệp có kết nối với các công ty, doanh nghiệp đầu chuỗi ) trong các lĩnh vực này có xu hướng vượt ngưỡng 500 lao động- ngưỡng phân loại DNNVV. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn có gần nghìn người lao động do nhu cầu mở rộng quy mô để giảm thiểu chi phí sản xuất- một yếu tố then chốt quyết định tính cạnh tranh trong các lĩnh vực này.

3. Chuỗi cung ứng Xuất khẩu Doanh nghiệp- Doanh nghiệp (B2B).

Đặc trưng là các DNNVV xuất khẩu bán sản phẩm cho một doanh nghiệp khác (thường là bên phân phối) trong thị trường xuất khẩu. Trong đó bao gồm doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm nuôi trồng thủy sản) và chế biến gỗ. Mặc dù ở đây có sự tham gia của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, song các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường không gia công từ các doanh nghiệp Việt Nam. Thay vào đó, phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này sẽ thu mua nguyên liệu đầu vào dưới dạng hàng hóa từ nông dân hoặc các hội (nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản) hoặc từ nước ngoài (chế biến gỗ) hoặc tự có quy trình sản xuất của riêng mình.

Mặc dù mỗi một lĩnh vực sản xuất sẽ phân chia vào mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với đặc điểm và tính chất của lĩnh vực sản xuất đó, song cần phải lưu ý rằng một số lĩnh vực sản xuất lại phù hợp với nhiều hơn một mô hình. Ví dụ, trong chế biến gỗ, mặc dù phần lớn các DNNVV đều có xu hướng xuất khẩu, có thể là bộ phận hoặc thành phẩm theo hình thức hợp đồng với các doanh nghiệp đầu chuỗi . Tương tự như vậy, đặc trưng của sản xuất giày dép là sản xuất theo hợp đồng, song một số doanh nghiệp vẫn xuất khẩu trực tiếp thông qua các nhà phân phối nước ngoài (thường là đến các thị trường có giá trị thấp, ví dụ như Trung Quốc, Nga và Châu Phi). Do vậy, nhóm đánh giá đề xuất rằng cần phải xây dựng các bản đồ chuỗi cung ứng chi tiết cho cả 5 lĩnh vực sản xuất khi tiến hành lựa chọn các lĩnh vực cho Giai đoạn 2 của Dự án.

Số lượt đọc: 444
Thông báo