Kinh nghiệm của Ấn Độ
ĐTNN của Ấn Độ sau cải cách năm 1991 tăng đáng kể. Sự tăng trưởng ĐTNN này được cho là do Chính phủ Ấn Độ đã cho phép ĐTNN vào nhiều lĩnh vực như quốc phòng, cơ sở hạ tầng đường sắt, bảo hiểm,... Số liệu thống kê cho thấy, năm 2006, dòng vốn ĐTNN chiếm 8,7% tổng vốn cố định hình thành, tăng đáng kể so với mức chỉ khoảng 0,2% năm 1980. Tuy nhiên, so với tất cả các nước đang phát triển là khoảng 14% và những nước mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ 23,7%, Brazil 10,5%, Mexico 11,7% cùng thời điểm thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Để đánh giá hiệu quả ĐTNN, các cơ quan thống kê ở Ấn Độ sử dụng một số chỉ tiêu dưới đây (Bảng 1):
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế liên quan đến ĐTNN của Ấn Độ
Nhóm nội dung
|
Các chỉ tiêu liên quan
|
Quy mô ĐTNN
|
- Số lượng các công ty nước ngoài phân theo vùng
- Mức thay đổi ĐTNN hàng năm (%)
- Dòng vốn ĐTNN phân theo quốc gia
- Dòng vốn ĐTNN theo các ngành kinh tế chính
|
Phân bổ dòng vốn ĐTNN vào một số ngành kinh tế
|
- Vốn ĐTNN trong ngành dịch vụ
- Vốn ĐTNN trong công nghệ máy tính, phần mềm và phần cứng
- Vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp ô tô
- Vốn ĐTNN trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Vốn ĐTNN trong ngành gas và xăng dầu ở Ấn Độ
|
Nguồn: Tham khảo tại https://www.statista.com/topics/5560/ĐTNN-in-india/
Ngoài ra, nhằm phân tích tác động của ĐTNN ở Ấn Độ, nhiều nhà nghiên cứu cũng sử dụng các các chỉ tiêu như tăng trưởng, nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại. Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận giữa ĐTNN và xuất nhập khẩu. Đối với cán cân thương mại, tác động của ĐTNN cũng khá tích cực, khi mức thâm hụt ngày càng giảm cùng với sự gia tăng của dòng ĐTNN (Das và Kalra, 2015).
3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trong những năm qua, có thể nói ĐTNN đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của Trung Quốc. Các doanh nghiệp ĐTNN giúp nước này có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới và duy trì trong nhiều thập kỷ; tái cơ cấu các ngành kinh tế và là công xưởng lớn nhất thế giới. Đồng thời, sự hiện diện của ĐTNN cũng góp phần giải quyết nhiều việc làm và nâng tầm công nghệ của Trung Quốc.
Hiện nay, để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như ảnh hưởng của ĐTNN đến nền kinh tế, cơ quan thống kê Trung Quốc sử dụng các chỉ tiêu cụ thể như sau (Bảng 2):
Bảng 2: Các chỉ số kinh tế liên quan đến ĐTNN ở Trung Quốc
Nhóm nội dung
|
Các chỉ tiêu liên quan
|
Quy mô của ĐTNN
|
- Dòng vốn vào ĐTNN hàng năm
- Tổng lượng vốn ĐTNN (Tỷ USD)
- Mức thay đổi ĐTNN hàng năm
- Giá trị mua bán và sáp nhập
|
Phân bổ dòng vốn ĐTNN vào các ngành kinh tế
|
- Vốn ĐTNN phân theo ngành kinh tế
- Số lượng các dự án ĐTNN phân theo ngành kinh tế
- Các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc cao nhất
|
Hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN
|
- Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
- Tổng vốn đầu tư lũy kế
- Vốn đăng ký phân theo địa phương
- Vốn đăng ký phân theo lĩnh vực
- Vốn đăng ký phân theo hình thức đầu tư
|
Nguồn: Tham khảo tại http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2019/indexeh.htm
Ngoài ra, một số chỉ số tài chính cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm doanh nghiệp ĐTNN và doanh nghiệp nội địa Trung Quốc tùy thuộc vào hình thức sở hữu và được phân thành 3 nhóm chính như sau:
(1) Quy mô hãng, bao gồm: số lượng lao động trên mỗi doanh nghiệp và tài sản cố định của công ty;
(2) Cường độ vốn và năng suất lao động với các chỉ báo: tài sản cố định trên mỗi lao động, sản lượng trên mỗi lao động, sản lượng theo % tài sản cố định;
(3) Các chỉ số lợi nhuận: thuế và lợi nhuận trên giá trị gia tăng, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu bán hàng.
Trong đó, cường độ vốn là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ kỹ thuật của quá trình sản xuất. Theo đó, cường độ vốn tương đối cao gắn liền với hàm lượng công nghệ cao của sản xuất và năng suất lao động cao hơn. Số liệu cho thấy, năng suất lao động bình quân trong các doanh nghiệp ĐTNN cao gấp 2,5 lần mức trung bình của các doanh nghiệp trong nước. Nhìn chung, doanh nghiệp ĐTNN hoạt động tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp nội địa (Bảng 3).
Bảng 3: Các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp theo loại hình sở hữu, 1997
|
Tổng
|
Doanh nghiệp trong nước
|
FIEs
|
SOEs
|
Doanh nghiệp tập thể
|
ĐTNN (1)
|
Các công ty Trung Quốc ở nước
ngoài (2)
|
Quy mô doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lượng lao động trên mỗi doanh nghiệp
|
168
|
168
|
167
|
523
|
84
|
176
|
158
|
Tài sản cố định trên mỗi doanh nghiệp (triệu nhân dân tệ)
|
11
|
10
|
18
|
42
|
2
|
22
|
15
|
Cường độ vốn và năng suất lao động
|
|
|
|
|
|
|
|
TCSĐ trên mỗi lao động (1000 nhân dân tệ)
|
62.8
|
58.3
|
108.5
|
80.7
|
23.6
|
123.4
|
94.3
|
GTGT trên mỗi lao động (1000 nhân dân tệ)
|
25.2
|
22.8
|
49.6
|
23.6
|
19.7
|
56.9
|
42.5
|
Sản lượng trên mỗi lao động (1000 nhân dân tệ
|
86.8
|
75.6
|
199.4
|
71.5
|
74.0
|
234.4
|
165.6
|
Sản lượng tính theo % tài sản cố định (1000 nhân dân tệ)
|
115.0
|
107.0
|
158.0
|
73.0
|
256
|
169.0
|
145.0
|
Chỉ số lợi nhuận
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuế và lợi nhuận tính theo % GTGT
|
28.9
|
29.1
|
28.0
|
31.6
|
22.6
|
31.5
|
23.5
|
Lợi nhuận tính theo % GTGT
|
8.6
|
7.4
|
13.8
|
4.7
|
8.7
|
15.6
|
11.6
|
Lợi nhuận tính theo % doanh số bán hàng
|
2.7
|
2.4
|
3.8
|
1.5
|
2.8
|
4.1
|
3.3
|
Tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ (%)
|
24.0
|
22.0
|
36.0
|
38.0
|
19.0
|
39.0
|
34.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cố định (%)
|
64.6
|
65.6
|
59.8
|
65.4
|
70.8
|
74.6
|
48.6
|
Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu bán hàng (%)
|
24.5
|
24.8
|
23.3
|
26.7
|
21.4
|
22.1
|
25.0
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GTGT tính theo % sản lượng đầu ra
|
29.0
|
30.1
|
24.9
|
33.0
|
26.6
|
24.3
|
25.7
|
Nguồn: Lemoine (2000).
3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia
Những năm 1980, do Chính phủ Malaysia tập trung nguồn vốn tài trợ cho các ngành công nghiệp nặng nên nước này phải đối mặt với thâm hụt khu vực công, đặc biệt là trong thời kỳ chính sách kinh tế mới (NEP). Các khoản vay của Chính phủ tăng từ 3,7% GDP năm 1970 lên 11% năm 1975, và duy trì ở mức khoảng 8% GDP trong giai đoạn 1976-1979. Đến năm 1981, 1982, khoản vay của Chính phủ tăng lên khoảng 19% GDP; và bình quân giai đoạn 1983-1987, khoản này chiếm khoảng 14% GDP (Kiong và Jomo, 2005).
Do vậy, nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định trong dài hạn và giảm khả năng đi vay, chính phủ Malaysia buộc phải thực hiện các chính sách tự do để thu hút ĐTNN. Kết quả, dòng vốn ĐTNN vào Malaysia đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,5% trong nhiều thập kỷ (Mugableh, 2015). Hiện nay, Malaysia được công nhận là một trong những điểm đến ĐTNN phổ biến nhất ở Đông Nam Á.
Để đánh giá hiệu quả của ĐTNN đến nền kinh tế, cơ quan thống kê của nước này sử dụng các chỉ tiêu cụ thể (Bảng 4):
Bảng 4: Các chỉ số kinh tế liên quan đến ĐTNN của Malaysia
Nhóm nội dung
|
Các chỉ tiêu liên quan
|
Quy mô ĐTNN
|
- Dòng vốn ĐTNN hàng năm
- Mức thay đổi ĐTNN hàng năm (%)
|
Phân bổ vốn đầu tư
|
- Dòng vốn ròng ĐTNN theo quốc gia
- Dòng vốn ròng ĐTNN theo ngành kinh tế (Nông nghiệp - Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ)
- Dòng vốn ròng ĐTNN trong lĩnh vực bất động sản
- Dòng vốn ròng ĐTNN vào trong lĩnh vực khai khoáng và khai thác đá
|
Nguồn: https://www.statista.com/statistics/654449/malaysia-net-ĐTNN-flows-by-sector/?fbclid=IwAR0xAmSKIb9WUrlQFohfV-Orv2GmynWV0YYibzAcO3d-ZLR38EL7Z6alHyI.
Bên cạnh các chỉ số của cơ quan thống kê, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá hiệu quả của dòng vốn này đến nền kinh tế Malaysia. Ví dụ, Chowdhury và Mavrotas (2006) đã xem xét mối quan hệ nhân quả giữa ĐTNN và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia, và thấy rằng có bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa hai biến số trên. Tuy nhiên sự lan tỏa về công nghệ của dòng vốn ĐTNN vẫn chưa gắn với nguồn nhân lực để đóng góp lớn hơn vào tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy Chính phủ nước này cần cam kết hỗ trợ nhiều hơn về chính trị và tài khóa trong việc phát triển nguồn vốn con người