BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Thủ tục đầu tư
Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng 2/2015
Thứ Sáu, 20/03/2015 02:37
Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng 2/2015

Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 2/2015, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 15 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 13 Nghị định của Chính phủ và 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, Nghị định số17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống. Nghị định quy định cụ thể các đối tượng được xếp lương tăng thêm và các văn bản là căn cứ để xếp lương; mức tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở).

*Theo Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.318.000 đồng.

*Ngày 12/2/2015 , Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2015/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Nghị định được ban hành để phù hợp thực tiễn, khắc phục những bất cập quy định trong các văn bản hiện hành; bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, cho công tác quản lý thu, phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh, phù hợp với xu thế cải cách thuế của thế giới và đúng lộ trình của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020; đồng thời đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, công tác quản lý thuế và việc hiện đại hoá quản lý thuế.

* Trong đó, ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công; tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự; giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; tự chủ về tài chính; lập, chấp hành dự toán thu, chi và việc tổ chức thực hiện.

*Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định cụ thể về: Lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án; chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; Ban chỉ đạo và đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP; cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án; trình tự thực hiện dự án; nguồn vốn thực hiện dự án; xây dựng và công bố dự án;...

*Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cụ thể về nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao; nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh; nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

*Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch được ban hành nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế (trong khi dự án Luật Chứng thực chưa được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 - 2015), đồng thời để cụ thể hóa quy định của Luật Công chứng (sửa đổi) liên quan đến chứng thực; điều chỉnh một cách tập trung, thống nhất các vấn đề về chứng thực; tạo cơ sở pháp lý và tiền đề quan trọng để đưa hoạt động chứng thực vào nền nếp, góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu triển khai, thi hành Luật Công chứng (sửa đổi) liên quan đến thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký của các tổ chức hành nghề công chứng.

*Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt gồm 8 chương, 52 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về kết cấu hạ tầng đường sắt; kinh doanh đường sắt; phương tiện giao thông đường sắt; danh mục hàng nguy hiểm và vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; đường sắt đô thị; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.


Số lượt đọc: 2584
Thông báo