Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á đang nỗ lực trong việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
trong năm 2015 và triển khai các sáng kiến để trở thành thị trường và cơ sở sản
xuất duy nhất, cho phép luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có
tay nghề trong khu vực.
Nếu ASEAN là một
nền kinh tế, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới với tổng GDP vào khoảng
2,4 nghìn tỷ USD năm 2013; tiến tới trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 vào năm
2050 với đà tăng trưởng như trên.
Với hơn 600 triệu
dân, thị trường tiềm năng ASEAN lớn hơn Liên minh Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
Sau Trung Quốc và Ấn Độ, AEC đứng thứ ba trên thế giới về dân số trẻ.
ASEAN là một
trong những khu vực kinh tế mở nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa hơn 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 54% tổng GDP của ASEAN và 7% kim ngạch xuất khẩu
toàn cầu.
Thành lập năm
1967 chủ yếu vì lý do chính trị và an ninh, ASEAN ngày nay là một mô hình thành
công cho chủ nghĩa khu vực, được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
Vào dịp kỷ niệm
40 năm ngày thành lập, vào năm 2007, ASEAN đã thông qua Kế hoạch Cộng đồng kinh
tế ASEAN, nâng cao thời hạn hoàn thành mục tiêu vào năm 2015 (so với năm 2020
trước đó).
Cộng đồng kinh tế
ASEAN được định nghĩa bởi 4 điểm cốt yếu: tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất
duy nhất, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế bình đẳng và hội
nhập hơn nữa với kinh tế toàn cầu.
Vào tháng 11 năm
2007, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã thông qua Khung chiến lược hội nhập ASEAN
và Kế hoạch làm việc (2009-2015) giữa các nước thành viên cũ và các nước có nền
kinh tế cao hơn – Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan
(ASEAN–6) và bốn nước thành viên mới Campuchia (1999), Lào (1997), Myanmar
(1997) và Việt Nam (1995).
Tính đến tháng
10/ 2013, có 279 biện pháp (chiếm 79,7%) của Kế hoạch AEC đã được triển khai.
Theo Hiệp định
thương mại tự do ASEAN, chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung đã làm
giảm mức thuế suất đối với hàng hóa đến từ các thành viên ASEAN xuống mức 0 đối
với ASEAN–6. Bốn thành viên mới của ASEAN đến năm 2015 sẽ áp dụng mức giảm thuế.
Song song với
các tiến bộ trong việc giảm thuế quan và rào cản kinh tế phía sau biên giới, vẫn
tồn tại những trở ngại lớn đối với các rào cản phi thuế quan để đạt tới một thị
trường duy nhất vào năm 2015. Mặc dù tầm quan trọng của ngành công nghiệp đang
ngày càng tăng, việc tự do hóa thương mại trong ngành dịch vụ vẫn còn khá chậm.
Một nghiên cứu của
Viện ADB cho thấy Cộng đồng kinh tế ASEAN cần được coi là bước đệm để hội nhập
sâu hơn. Với sự phối hợp chính sách phù hợp, ASEAN có thể tăng gấp 3 lần thu nhập
bình quân đầu người vào năm 2030, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi công
dân hưởng mức bằng thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD)./.