Tình hình đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam
Tính
đến 20/9/2021, Hà Lan có 382 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 10,36 tỷ
USD, đứng thứ 10/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Quy mô dự án bình quân của Hà Lan là 27,1 triệu USD/dự án, cao hơn quy mô
dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.
Theo
ngành: Các dự án đầu tư của
Hà Lan đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, nhưng tập trung nhiều nhất trong
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 117 dự án với số vốn 4,3 tỷ USD vốn
đăng ký, chiếm đến 41,6% tổng vốn đầu tư, lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng
thứ hai với 3 dự án, tổng vốn đầu tư gần 3,1 USD chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư. Còn
lại là những ngành khác như: khai khoáng chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư, bán buôn
bán lẻ chiếm 5,5% tổng đầu tư,...
Theo
địa bàn đầu tư: Hà Lan hiện
đã có đầu tư tại 32/64 (kể cả Dầu khí ngoài khơi) tỉnh thành phố của Việt Nam. Với
01 dự án quy mô lớn lên tới 2,14 tỷ USD, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu về vốn
đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam, chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ hai là TP
Hồ Chí Minh với 164 dự án, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, chiếm 19,3% tổng vốn đầu
tư. Đây cũng là địa bàn thu hút nhiều dự án đầu tư của Hà Lan nhất cả nước (chiếm
42,9% số dự án). Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ ba với 09 dự án, tổng vốn đầu tư trên
1,7 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai và
các địa phương khác.
Riêng trong 9 tháng năm 2021, các nhà đầu
tư Hà Lan đã đầu tư 17 dự án mới, điều chỉnh 10 lượt dự án và thực hiện 22 lượt
dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký 480,4 triệu USD, đứng thứ 7/94
quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng.
Một số dự án tiêu biểu của Hà Lan tại Việt
Nam:
- Dự
án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mông Dương 2 (BOT nhiệt điện Mông Dương 2), tổng
vốn đầu tư là 2,14 tỷ USD với mục tiêu đầu tư thiết kế, xây dựng, vận hành nhà
máy nhiệt điện than 1200MW tại Quảng Ninh.
- Dự án Cty TNHH Intel Products Việt Nam, tổng
đầu tư là 1,04 tỷ USD với mục tiêu sản xuất các sản phẩm chíp mang nhãn hiệu
Intel, dự án đầu tư tại TP Hồ Chí Minh.
- Dự án HĐHTKD dầu khí Nam Côn Sơn, tổng đầu
tư là 607,08 triệu USD với mục tiêu thiết kế xây dựng vận hành đường ống khí, dự
án đầu tư Dầu khí ngoài khơi.
Tình hình đầu tư của Việt Nam sang Hà Lan
Tính đến tháng 9 năm 2021,
các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang Hà Lan 7 dự án với tổng số vốn đầu tư gần
35 triệu USD. Đầu tư sang của Việt Nam sang Hà Lan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực
bán buôn bán lẻ và công nghiệp chế biến chế tạo.
Một số giải pháp thúc đẩy quan hệ đầu tư Việt
Nam – Hà Lan
-
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư chung, hoàn thiện hệ thống pháp luật
và chính sách đầu tư nước ngoài, mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá các hình thức đầu
tư, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất.
-
Hợp tác song phương chặt chẽ với Hà Lan trong xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau về chính sách, môi trường đầu tư của hai bên
để đẩy nhanh dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và ngược lại.
-
Về phía Việt Nam, sẽ nỗ lực hỗ trợ các dự án đầu tư của Hà Lan đã được cấp giấy
phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng
mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.
-
Cần khuyến khích đầu tư vào các ngành vốn là thế mạnh của các nhà đầu tư Hà Lan như giáo dục đào tạo, y tế, thúc đẩy liên kết với
doanh nghiệp trong nước cũng như tham gia đối tác chiến lược tại các tập đoàn
tư nhân.
-
Tổ chức các buổi hội thảo nhằm khai thác, tận dụng tốt các cơ hội nhằm giúp các
cơ quan hữu quan hai nước trao đổi thông tin một cách toàn diện, đa chiều, giúp
doanh nghiệp hai bên có cơ hội hiểu rõ hơn về thông tin thị trường, cơ chế
chính sách thương mại và đầu tư, các quy định, cách tiếp cận thị trường và kết
nối đầu tư, thúc đẩy đầu tư hiệu quả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang
diễn biến phức tạp trên toàn cầu.