Phân theo ngành
Các nhà đầu tư Ấn Độ đã đầu tư vào 13/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Vốn FDI của Ấn Độ tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế
tạo với 36 dự án, tổng vốn đầu tư gần 139,3 triệu USD (chiếm 42,9% về số dự án
và 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký). Lĩnh vực khai khoáng đứng thứ hai, cũng với 3
dự án và tổng vốn đầu tư là 86 triệu USD (chiếm 3,6% số dự án và 33,3% tổng vốn
đầu tư đăng ký). Đứng thứ 3 là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với 2 dự án,
tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,2 triệu USD (chiếm 2,4% số dự án và 8,6% tổng
vốn đầu tư đăng ký). Tiếp theo là các lĩnh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; thông tin
truyền thông; xây dựng...
Phân theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư vào ba hình
thức là 100% vốn nước, hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh. Hiện nay, có 62/84 dự án đầu tư
của Ấn Độ theo hình thức 100% vốn nước ngoài, với 148,3 triệu USD vốn đăng ký
(chiếm 73,8% số dự án và 54,7% tổng vốn
đăng ký), hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 4 dự án, với 86,3 triệu USD vốn
đăng ký (chiếm 4,8% số dự án và 33,5% vốn đăng ký). Hình thức liên doanh có 18
dự án với tổng vốn đăng ký 23,68 triệu USD (chiếm 21,4% số dự án và 9,2% tổng
vốn đầu tư đăng ký).
Phân theo địa phương
Các nhà đầu tư Ấn Độ đã đầu tư vào 21/63
tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó đầu tư vốn nhiều nhất vào tỉnh Tuyên Quang,
với 3 dự án, tổng vốn đầu tư 45 triệu USD (chiếm 3,6% số dự án và 17,4% tổng
vốn đăng ký). Bình Dương đứng thứ 2 với 9 dự án, tổng vốn đăng ký là 25,7 triệu
USD (chiếm 10,7% số dự án và 9,9% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là Ninh Thuận, Tây
Ninh, Hải Phòng... Ngoài ra, Ấn Độ có 3 dự án dầu khí với tổng số vốn đăng ký đạt
86 triệu USĐ.
Một số các dự án lớn của Ấn Độ tại Việt
Nam
(1) Hợp đồng Chia Sản phẩm Lô 127 với Ấn
Độ, tổng vốn đăng ký 40 triệu USD đầu tư với mục tiêu đầu tư khai thác dầu khí
(2)
Hợp đồng Chia Sản phẩm Lô 128 với Ấn Độ, với tổng vốn đầu tư đăng ký 29 triệu
USD đầu tư với mục tiêu đầu tư khai thác dầu khí.
(3) Cty TNHH sản xuất đường Dhampur Việt
Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 22 triệu USD với mục
tiêu sản xuất đường tinh từ mía và các sản phẩm thích hợp sẵn có.
(4) Cty KS Alliace Tuyên Quang với tổng
vốn đầu tư đăng ký 15 triệu USD với mục tiêu Sản xuất chế biến bột Calium
Carbonat, đá cẩm thạch, đá trang trí.