Một vài nét về quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore
Việt Nam và Singapore
thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/8/1973. Từ năm 1991, đặc biệt là sau khi
Việt Nam tham gia ASEAN tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai
đoạn phát triển mới. Sự hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng có hiệu quả,
nhất là về đầu tư - thương mại. Việt Nam đã trở thành một trong những thị
trường chính về hợp tác thương Lưumại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á.
Năm 2004, hai bên đã ký
'Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21”. Lãnh đạo
hai nước cũng đã nhất trí thực hiện sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam
– Singapore với 6 lĩnh vực kết nối: tài chính, đầu tư, thương mại – dịch vụ, giao
thông vận tải, bưu chính viễn thông – công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo.
Đây là một chương trình hợp tác toàn diện, hướng tới mục tiêu gắn kết các khâu
sản xuất, thương mại, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam với Singapore để tạo ra sự
bổ trợ, kết hợp hai nền kinh tế, tạo một môi trường chính sách thuận lợi và
định hướng khung để doanh nghiệp hai nước hợp tác, phát huy hiệu quả cao nhất
các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như với nước thứ ba.
Trên cơ sở các thành tựu quan trọng đạt được
trong quan hệ giữa hai nước trong 40 năm qua, tháng 9/2013 TTCP hai nước đã tuyên
bố chính thức nâng cấp quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Singapore
thành Đối tác Chiến lược bao trùm 5 trụ cột
Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore
Bất chấp
sự biến động của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt Nam những
năm qua, Singapore luôn dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số dự án, số vốn
và quy mô vốn cho mỗi dự án vào Việt Nam.
Singapore là một trong những
đối tác hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến hết tháng 9 năm 2014, Singapore đã có 1.310 dự án đầu
tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 31 tỷ USD và xếp thứ 3/101 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự
án đầu tư tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của Singapore là khoảng 23,6
triệu USD, cao hơn so với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam là 14,3 triệu USD/dự án.
a) Phân theo ngành:
Các nhà đầu
tư Singapore đã
đầu tư vào 18/18 ngành
trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với
410 dự án có tổng vốn đầu
tư đạt 11 tỷ USD
(chiếm khoảng 37,7% tổng vốn
đầu tư đăng ký). Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng
thứ 2 với 73 dự án có vốn
đăng ký là 9,9 tỷ USD (chiếm
khoảng 32% về vốn
đăng ký). Lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống đứng thứ 3 với 28 dự án và tổng vốn đầu tư là 1,88 tỷ
USD (chiếm khoảng 6% vốn đăng
ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam).
b) Phân
theo địa phương:
Các nhà đầu
tư Hoa Kỳ đã có mặt tại 40/63 địa phương của cả nước (tính cả khu vực dầu khí
ngoài khơi). Cũng như các nhà đầu tư
khác, các dự án đầu tư của Singapore tập trung phần lớn tại các địa phương có
điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh
là địa phương thu hút được đa số các dự án ĐTNN của Singapore với 643 dự án và
7,34 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 49% tổng số dự án và 23,6% tổng vốn đầu tư của
Singapore tại Việt Nam). Hà Nội đứng thứ
hai với 212 dự án và 4,14 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 16% tổng số dự án và 13,3% tổng vốn đầu tư của
Singapore tại Việt Nam). Ngoài ra, các dự án của Singapore còn tập trung vào các
tỉnh như Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
TT
|
Địa
phương
|
Số dự án
|
Vốn đầu
tư
|
Vốn
điều lệ
|
1
|
TP Hồ Chí Minh
|
643
|
7,348,693,073
|
5909191896
|
2
|
Hà Nội
|
212
|
4,147,760,622
|
3625724771
|
3
|
Quảng Nam
|
4
|
4,064,513,678
|
4039625000
|
4
|
Bắc Ninh
|
21
|
2,785,812,000
|
907491000
|
5
|
Bình Dương
|
185
|
2,272,869,978
|
1705521289
|
6
|
Bà Rịa-Vũng Tàu
|
44
|
2,090,756,911
|
1816141260
|
7
|
Thái Nguyên
|
2
|
2,021,756,000
|
2021756000
|
8
|
Đồng Nai
|
51
|
1,960,731,929
|
1428131634
|
9
|
Thừa Thiên-Huế
|
5
|
1,175,267,500
|
576517500
|
10
|
Hải Phòng
|
29
|
725,037,553
|
485251950
|
c) Phân theo hình thức
đầu tư
Khi đầu tư
vào Việt Nam, các nhà đầu tư Singapore đa số lựa
chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với
934 dự án và 18,91 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 71% tổng số dự án và 61% tổng vốn đầu
tư của Singapore tại Việt Nam). Hình thức liên doanh có 347 dự án với 11,52 tỷ USD vốn
đăng ký (chiếm 26% tổng số dự án và 37% tổng vốn đầu tư của
Singapore tại Việt Nam). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
TT
|
Hình thức đầu tư
|
Số dự
án
|
Vốn đầu tư
|
1
|
100% vốn nước ngoài
|
934
|
18912501728
|
2
|
Liên doanh
|
347
|
11524195690
|
3
|
Công ty cổ phần
|
17
|
343469127
|
4
|
Hợp đồng hợp tác KD
|
12
|
252648931
|
Nhìn
chung, các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng
kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Sức sống và mức độ gắn
kết của các doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam có thể được minh hoạ thông qua
hình ảnh của các dự án hoạt động hiệu quả tại Việt Nam. Một trong số đó là Công
ty Liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP). Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở đầu là
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) được thành lập năm
1996 tại tỉnh Bình Dương; và sau Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập, tháng
9-2006, VSIP đã chính thức công bố dự án VSIP II, diện tích 345 ha nằm trong
Khu liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và Ðô thị tỉnh Bình Dương. Cho
đến nay, đã có 5 khu công nghiệp như vậy được triển khai trên cả 3 miền,
đều là những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tạo việc làm cho hơn
140.000 người. Có thể nói, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP)
là một biểu
tượng của sự hợp tác và tình hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore.