Về đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam
Tính
đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư khu vực ASEAN có 2.431 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký 51,83 tỷ USD, chiếm trên 21,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng
ký tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự
án, cao hơn so với mức bình quân chung 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
(là 14,45 triệu USD/dự án).
Phân
theo ngành:
Đến
nay, ASEAN đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân
ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ
nhất với 950 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng
số dự án và chiếm 38,72% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất
động sản với 92 dự án và tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và 31,81% tổng vốn đầu tư).
Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 6,8%
tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác.
Phân
theo hình thức:
Các
nhà đầu tư ASEAN đầu tư chủ yếu vào hai hình thức chính là hình thức 100% vốn
nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút
được nhiều dự án nhất với 1.794 dự án, vốn đăng ký đạt 32,68 tỷ USD (chiếm 73,8%
tổng số dự án và 63% tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 576 dự án, số
vốn đăng ký là 17,67 tỷ USD (chiếm 23,69% tổng số dự án và 34,09% tổng vốn đầu
tư). Còn lại là ba hình thức công ty cổ phần; hợp đồng hợp tác kinh doanh và
hợp đồng BOT, BT, BTO.
Phân
theo địa phương:
Các
nhà đầu tư khu vực ASEAN đã đầu tư vào 55/63 tỉnh thành của Việt Nam, vốn đầu
tư tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng phát
triển. Trong đó đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh với 1036 dự án với số vốn đầu
tư đăng ký 13,2 tỷ USD (chiếm 42,6% tổng số dự án và 25,46% tổng vốn đầu tư).
Đứng thứ 2 là thủ đô Hà Nội với 391 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8,53 tỷ
USD (chiếm 16% tổng số dự án và chiếm 16,47% vốn đăng ký). Tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu đứng thứ 3 có 66 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 6,16 tỷ USD (chiếm 2,7%
tổng số dự án và 11,89% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.
Phân
theo đối tác:
Dẫn
đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Singapore với 1312 dự án, tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 31 tỷ USD (chiếm 53,9% tổng số dự án và 59,87% tổng vốn
đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Malaysia với 473 dự án, tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 11,83 tỷ USD (chiếm 19,4% tổng số dự án và 22,8% tổng vốn đầu tư đăng
ký). Đứng thứ ba là Thái Lan có 365 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 6,63 tỷ
USD (chiếm 15,01% tổng số dự án và 12,8 % tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại
theo thứ tự lần lượt là các nước Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và
Campuchia.
Đầu tư của Việt Nam sang
ASEAN.
Tính
đến hết tháng 8 năm 2014, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư sang 9 nước trong
khu vực ASEAN, với 515 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam
là 9,67 tỷ USD. Tính trung bình một dự án đầu tư ra của Việt Nam sang ASEAN có
vốn đầu tư đăng ký là 18,77 triệu USD.
Dẫn
đầu là đầu tư sang Lào với 248 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,73 tỷ USD
vốn đăng ký (chiếm 48,15% tổng số dự án và 48,97% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ hai là đầu tư sang Campuchia với 161 dự án và 3,45 tỷ vốn đầu tư đăng
ký (chiếm 31,26% tổng số dự án và 35,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba
là đầu tư sang Malaysia với 10 dự án và 754,68 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 1,9%
tổng số dự án và 7,8% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Triển vọng hợp tác đầu tư Việt Nam - ASEAN
Triển
vọng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam
- ASEAN là hết sức lớn vì Việt Nam
là một thành viên tích cực trong cộng đồng này. Việt Nam không chỉ thực hiện các cam kết
chung của khối mà còn thực hiện các hợp tác song phương đa dạng trên tất cả các
lĩnh vực. Điều quan trọng hơn là Việt Nam đang gắn phát triển kinh tế -
xã hội với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khu vực, quan hệ thương mại và đầu
tư giữa Việt Nam
- ASEAN phát triển rất tốt đẹp. Con số này đang tiếp tục tăng lên mạnh mẽ.
Trong những năm tới, quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các nước
ASEAN chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp...
Trước
hết, vì Việt Nam là một quốc gia trong cộng
đồng này với khẩu hiệu vì một ASEAN chung và thịnh vượng. Các quốc gia
thành viên của khối đều phải có trách nhiệm đóng góp vào sự thịnh vượng chung
của khối. Do đó, sự phát triển của ASEAN và Việt Nam sẽ có những tác động qua lại
lẫn nhau. Các nước cũng luôn tìm những cơ hội, dành những ưu tiên cho nhau
trong hợp tác đầu tư. Trong quá trình phát triển, Việt Nam cũng là một nước đi sau về
thành tựu phát triển so với một số nước khác trong khu vực. Vì vậy, những bài
học phát triển của các nước đi trước
cũng đã được Việt Nam
nhìn thấy, từ đó khắc phục các nhược điểm. Những vấn đề về chính sách, hệ thống
luật pháp... đã được Việt Nam hoàn thiện tương đối nhanh, tạo ra sự minh bạch,
thuận lợi, phù hợp nhất với thông lệ làm ăn quốc tế cũng như trong khu vực. Bên
cạnh đó, Việt Nam
cũng biết sử dụng tốt các nguồn lực, tài nguyên..
Trong
thời gian tới, đối với các nước ASEAN, chúng ta có thể tin tưởng rằng, các dự
án đầu tư có quy mô lớn sẽ vào Việt Nam nhiều hơn. Điều này cũng là phù
hợp với mức độ phát triển của các quốc gia và sự thịnh vượng chung của ASEAN.
Các doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của khu vực và họ sẽ
có những điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư lớn hơn. Thực tế, trong ASEAN,
Singapore hiện đang là quốc
gia có những dự án tương đối có quy mô tại Việt Nam. 2 nước đã có thỏa thuận kết
nối 2 nền kinh tế, có cơ chế chấp thuận nhanh đối với các dự án đầu tư giữa Bộ
Kế hoạch & Đầu tư với Cơ quan phát triển của Singapore.
ASEAN
đang là một điểm sáng trong thu hút FDI trên toàn cầu. Là một thành viên của
ASEAN, trong quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh với các nước thành viên khác,
Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút FDI. FDI vào khu vực liên tục tăng (xem
biểu), năm 2011 tổng lượng FDI vào ASEAN là 114 tỷ USD tăng 24% so với năm
2010.
Việc
ASEAN sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, với các Hiệp định
chung điều chỉnh về đầu tư (Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN - ACIA), thương
mại (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – ATIGA) và dịch vụ (Hiệp định khung
ASEAN về dịch vụ - AFAS), làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này trong thu hút
FDI. (Theo Báo cáo đầu tư ASEAN 2011) Các công ty đa quốc gia đang liên tục mở
rộng hoạt động đầu tư của mình tại ASEAN. Các tập đoàn đa quốc gia (TNC) lớn
trên thế giới đã có mặt và đang mở rộng hoạt động đầu tư của mình tại ASEAN.
Hơn 80% số công ty có tên trong Danh
sách 500 công ty toàn cầu của Fortune đã có mặt tại ASEAN. Tại ASEAN đã có hoạt
động của toàn bộ 10 công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất ô tô, 10
nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn nhất toàn cầu; 10 nhà sản xuất điện tử hàng đầu;
10 doanh nghiệp dược phẩm hàng đầu.
Việt
Nam có lợi thế so với các nước ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh thu hút FDI.
Thái Lan có lợi thế nhưng một phần thị trường đã bão hòa, nhân công có chi phí
ngày càng cao và thiếu về số lượng. Bất ổn chính trị cũng ảnh hưởng đáng kể tới
dòng FDI vào đây (FDI của Nhật vào Thái Lan giảm từ mức trên 557 tỷ yên năm
2011 xuống còn 46 tỷ yên năm 2012). Indonesia có thị trường lớn nhưng lại có
vấn đề về tôn giáo, văn hóa, chính trị. Myanmar là địa bàn mới nổi lên trong
thu hút FDI nhưng với thực trạng yếu kém về chính sách và hạ tầng hiện nay thì
phải 3-5 năm nữa nước này mới có thể cải thiện được môi trường đầu tư.
ASEAN
hiện đang chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu hình
thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột về chính trị-an ninh, kinh tế
và văn hóa-xã hội, có mục tiêu bao trùm là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức
hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và vững mạnh hơn, nhưng vẫn mở rộng
hợp tác với bên ngoài, đồng thời hướng mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao
cuộc sống của người dân./.