Về
đối tác đầu tư, quốc gia thu hút vốn nhiều nhất là Hoa Kỳ, dẫn đầu cả về số vốn
lẫn số dự án, với 9 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký là 50,6 triệu USD (chiếm
hơn 25% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là thị trường Lào, có 1 dự án mới
và 4 lượt điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị
trường này đạt 40,4 triệu USD (chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư đăng ký). Campuchia
đứng thứ ba với 28,1 triệu USD (chiếm 14%
tổng vốn đầu tư đăng ký) trên 6 dự án cấp mới và 5 lượt điều chỉnh. Số dự án
còn lại phân bổ ở một số quốc gia khác.
Về
lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vốn chủ yếu vào lĩnh vực bán
buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, với 16 dự
án mới, tổng vốn đầu tư đạt 97,6 triệu USD (chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ hai là ngành công nghệ chế biến, chế tạo có 3 dự án mới, 3 lượt dự án
điều chỉnh, với 30,8 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ ba là các dự án trong lĩnh vực dịch vụ khác, có 4 lượt dự án mới và 3
lượt điều chỉnh, tổng vốn đăng ký 29,4 triệu USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư
đăng ký). Còn lại là một số lĩnh vực khác như nông, lâm nghiệp và thủy sản;
thông tin và truyền thông…