Về đối tác đầu tư, quốc gia thu hút vốn nhiều nhất là Lào, có 4 dự án mới
và 2 lượt điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị
trường này đạt 53,9 triệu USD (chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ
hai là thị trường Hoa Kỳ với 50,8 triệu USD (chiếm 32,7% tổng vốn đầu tư đăng
ký) trên 7 dự án cấp mới và 1 lượt điều chỉnh. Đứng thứ ba là CHLB Đức có 1 dự
án mới, 1 lượt điều chỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26,5 triệu USD (chiếm
17% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Về số lượng, các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Myanmar với 8
dự án cấp mới. Hoa Kỳ có 7 dự án cấp mới. Số dự án còn lại phân bổ ở một số quốc
gia khác.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vốn chủ yếu vào
lĩnh vực khai khoáng, với duy nhất 1 dự án mới, tổng vốn đầu tư đạt 42,5 triệu
USD (chiếm 27,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là ngành bán buôn và
bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 18 dự án mới, 3
lượt dự án điều chỉnh, với 39,3 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 25,3% tổng vốn đầu
tư đăng ký). Đứng thứ ba là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 3 lượt
dự án điều chỉnh, tổng vốn đăng ký 29,5 triệu USD (chiếm 19% tổng vốn đầu tư
đăng ký). Còn lại là một số lĩnh vực khác.