BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tình hình đầu tư ra nước ngoài
Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2014
Thứ Sáu, 31/10/2014 08:31
Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 9 tháng năm 2014

Trong 9 tháng đầu năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 83 dự án đầu tư sang 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký mới của nhà đầu đầu tư Việt Nam là hơn 1 tỷ USD.

Tình hình cấp phép đầu tư ra nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2014.

Về đối tác đầu tư, quốc gia thu hút vốn nhiều nhất là Tanzania, tuy chỉ có 1 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường này lên tới 355,2triệu USD (chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là thị trường Campuchia với 351,4 triệu USD (chiếm 35,1% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là Burundi có 1 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 170 triệu USD (chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Về số lượng, các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia với 20 dự án (chiếm 24% tổng số dự án). Singapore và Myanmarcó 11 dự án (chiếm 13,2% tổng số dự án ), tại Hoa Kỳ có 9 dự án (chiếm 10,8% tổng số dự án). Còn lại là một số quốc gia khác.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vốn chủ yếu vào lĩnh vực thông tin và truyền thông, với 7 dự án (chiếm 8,4% tổng số dự án) và tổng số vốn đầu tư đăng ký là 527,1 triệu USD (chiếm 52,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có 8 dự án (chiếm 9,6% tổng số dự án)và 348,9 triệu USD (chiếm 34,8% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là một số lĩnh vực khác. 

Tình hình cấp phép đầu tư ra nước ngoài lũy kế đến tháng 9 năm 2014

Tính đến hết tháng 9 năm 2014, Việt Nam có 905 dự án đầu tư mới đã được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm phía Việt Nam đạt 19,1 tỷ USD.

Trong đó, vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm đạt trên 8,6 tỷ USD. Tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,1 tỷ USD. Đứng thứ ba là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa, đã thu hút được 2,1 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.

Các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn chủ yếu là các dự án trong lĩnh vực thăm dò và khai thácdầu khí (20 triệu-1,8 tỷ USD), dự án xây dựng mạng viễn thông (150-500triệu USD), dự án trồng cao su (50-80 triệu USD)…

Thị trường Lào dẫn đầu trong số 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam với 249 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của nhà đầu tư Việt Nam lên tới trên 4,7 tỷ USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia, Canada và những quốc gia khác.

Số lượt đọc: 2448
Thông báo