BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Tình hình đầu tư ra nước ngoài
Tình hình đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 7 tháng năm 2014
Thứ Tư, 17/09/2014 03:11
Tình hình đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài 7 tháng năm 2014

Trong 7 tháng đầu năm 2014, BộKế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 68 dự án đầutư sang 21 quốc gia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam là 894 triệu đô la Mỹ.

   1. Tình hình cấp phép đầu tư ra nước ngoài trong 7 tháng đầu năm 2014

Trong 7 tháng đầu năm 2014, BộKế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 68 dự án đầutư sang 21 quốc gia với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam là 894 triệu đô la Mỹ.

Về mặt số lượng, các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Campuchia(chiếm 25% tổng số dự án), Myanmar (chiếm 14%); Lào (chiếm 10%); Hoa Kỳ (chiếm13,2%) và lĩnh vực buôn bán thương mại (chiếm 30,8% tổng số dự án) và dịch vụkhác (20,5%).

Về quy mô vốn đầu tư, lớn nhất là Tanzania (chỉ có 1 dự án chiếm 39% tổngvốn đăng ký phía Việt Nam); thứ hai là thị trường Campuchia (chiếm 31,8% tổngvốn đăng ký phía Việt Nam ); thứ ba là Burundi (chỉ có 1 dự án chiếm 19% tổngvốn đăng ký phía Việt Nam).

Về lĩnh vực đầu tư, vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực thông tin truyềnthông (58,8%) và nông lâm nghiệp (32%).


2. Tình hình cấp phép đầu tưra nước ngoài lũy kế (đến hết tháng 7/2014)

Tính đến hết tháng 7/2014, có890 dự án đầu tư đã được cấp phép đầu tư sang 63 quốc gia và vùng lãnh thổ vớitổng vốn đăng ký phía Việt Nam đến nay đạt 19 tỷ USD.

Các dự án tập trung chủ yếuvào lĩnh vực khai khoáng (bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí) (chiếm 45,5%tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), lĩnh vực trồng cây công nghiệp (chiếm 16,24%),lĩnh vực sản xuất điện (11,17%), lĩnh vực viễn thông (9,66%). Còn lại là cáclĩnh vực tài chính ngân hàng, kinh doanh bất động sản, chế biến chế tạo, thươngmại buôn bán, dịch vụ, xây dựng, y tế, vận tải.

Các thị trường thu hút vốn đầutư lớn nhất là Lào (chiếm 24,89% tổng vốn đăng ký phía Việt Nam), Campuchia(18%), Nga (12%), Venezuela (9,5%), Peru (7%), còn lại là các thị trường kháccó vốn đăng ký chiếm dưới 5% tổng vốn Việt Nam đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Về mặt số lượng dự án, dự án đầutư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành buôn bán thươngmại (chiếm 20,34% tổng số dự án), sản xuất chế biến (14,38%), nông nghiệp,trồng trọt (13,82%), khai khoáng (bao gồm cả thăm dò khai thác dầu khí)(11,8%); về địa bàn, các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Lào (chiếm 27,87%tổng số dự án), Campuchia (18,09%), Hoa Kỳ (13,93%), Singapore (6,18%), còn lạilà các thị trường Nga, Myanmar, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Hồng Kong...

Các dự án có quy mô vốn đầu tưlớn là các dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí (20 triệu – 1,8 tỷUSD), xây dựng mạng viễn thông (150 - 500 triệu USD), trồng cao su (50-80 triệuUSD), ngân hàng (~40 triệu USD), bất động sản....

3. Tìnhhình vốn thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài:

Vốn thựchiện lũy kế phía Việt Nam đến hết năm 2013 là 4,97 tỷ USD, dự kiến vốn thựchiện 7 tháng đầu năm 2014 là 608,9 triệu đô la Mỹ, cả năm 2014 là 1,15 tỷ USD.

Số lượt đọc: 2005
Thông báo