a) Phân theo ngành:
Hầu hết các dự án của Cộng hoà Liên bang Đức tập trung trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 88 dự án có tổng vốn đầutư đăng ký 626,82 triệu USD, chiếm 38% về số dự án và gần 50% tổng vốn đầu tưđăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 5 dự áncó tổng vốn đầu tư đăng ký 386,68 triệu USD. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn,bán lẻ và sửa chữa với 37 dự án và tổng vốn đầu tư 136,43 triệu USD. Tiếp theo là các dự án trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; cấp nước, xử lý nước thải;tài chính ngân hàng, bảo hiểm; hợp đồng chuyên môn, khoa học công nghệ; y tế vàtrợ giúp xã hội...
b) Phân theo hình thức Đầu tư:
Vốn đầu tư của Cộng hoà Liên bang Đức tập trung vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 177 dự án với tổng vốn đầu tư 917,93triệu USD, chiếm 75% tổng số dự án và gần 70% tổng vốn đầu tư đăng ký; hình thứcliên doanh với 52 dự án có tổng vốn đầu tư 409,16 triệu USD, chiếm 23% số dự ánvà 33% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án còn lại đầu tư theo hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
c) Phântheo địa bàn đầu tư:
Cộng hoà Liên bang Đức có dự án đầu tư trên 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, hầu hết các dự án của CHLB Đức tập trung ở những thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển. Đứngthứ nhất là TP Hồ Chí Minh với 93 dự án có tổng vốn đầu tư gần 234,34 triệu USD; Ninh Thuận đứng thứ hai với 2 dự án có tổng vốn đầu tư là 156,7 triệu USD; Đồng Nai đứng thứ ba với 7 dự án có tổng vốn đầu tư là 145,63 triệu USD. Tiếptheo là các tỉnh Đà Nẵng, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu....
Đầu tư của Việt Nam sang CHLB Đức
Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam có 17 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Cộng hoà Liên bang Đức, với tổng vốn đầu tư 92 triệu USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đầutư sang Đức trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, dịch vụ ăn uống và lưu trú,kinh doanh bất động sản, tin học, kinh doanh thương mại...