Điều kiện hạn chế tiếp cận thị
trường:
1. ACIA: phải
tuân theo quy hoạch của Chính phủ theo đó có thể có những ưu đãi hơn cho nhà đầu
tư trong nước.
Đối với phân ngành sản xuất và lắp ráp các
phương tiện giao thông: các dự án/khoản
đầu tư sản xuất trong những ngành này phải tuân thủ với các yêu cầu cụ thể về
nguồn nguyên liệu trong nước[1],
kỹ thuật, và/hoặc môi trường và/hoặc chất lượng mà có thể trái với điều khoản về
đối xử quốc gia trong ACIA
2. CPTPP: Phụ lục NCM II-VN-28
Đối với phân ngành sản xuất
và lắp ráp xe buýt và phương tiện giao thông trên 29 chỗ ngồi: Việt Nam bảo lưu quyền
áp dụng và duy trì các biện pháp không phù hợp với Điều II.9.1.(h) đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phân ngành trên.
3. EVFTA: Phụ
lục 8-B:
- Đối với sản xuất xe có động cơ, rơ-mooc và xe
bán rơ-mooc: Không hạn chế, ngoại trừ đầu tư sản xuất lắp ráp xe hơi
(ISIC 3410) phải căn cứ vào quy hoạch của Chính phủ, quy hoạch này có thể dành
ưu đãi hơn cho nhà đầu tư trong nước
- Đối với sản xuất xe gắn máy (một phần của ISIC rev 3.1:
3591): Không
hạn chế, ngoại trừ đầư tư sản xuất lắp ráp xe gắn máy (ISIC 3591) phải căn cứ
vào quy hoạch của Chính phủ, quy hoạch này có thể dành ưu đãi hơn cho nhà đầu
tư
trong nước.
Căn cứ pháp
lý
- EVFTA, CPTPP, ACIA.
- Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17/10/2017 của Chính phủ
quy định điều kiện
sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô
tô.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/2/2020 của Chính phủ sửa
đổi Nghị định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Công thương.