Nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và
tỉnh Ibaraki, cụ thể hóa các nội dung đã thống nhất trong chuyến thăm chính
thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 3/2014 về việc tăng cường
hợp tác trong giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyến thăm và
làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với
tỉnh Ibaraki và các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu về cơ hội hợp tác kinh tế
và đầu tư nói chung và đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng giữa
tỉnh Ibaraki và Việt Nam.
Tỉnh
Irabaki có dân số: 2,969,700 người (năm 2012); tổng diện tích: 6,095.72 km2
(đứng thứ 24/47 tỉnh của Nhật Bản); ngân sách của tỉnh năm 2013 đạt 11.11 tỷ
USD (đứng thứ 15/47 tỉnh của Nhật Bản); tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010
đạt 115.27 tỷ USD (đứng thứ 11/47 tỉnh của Nhật Bản); thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đạt 30,682 USD; tổng giá trị sản lượng nông sản năm 2011 đạt
4.22 tỷ USD và tổng sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 154,400 tấn. Ibaraki có các
trung tâm công nghiệp chính bao gồm: khu vực Hitachi có các trung tâm sản xuất
máy móc và thiết bị điện; khu vực Tsukuba tập trung các viện nghiên cứu; khu
vực Kashima có các trung tâm sản xuất vật liệu công nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung rất vui mừng chào đón đoàn công tác đến làm
việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của tỉnh
Ibaraki nói chung và cá nhân ngài Thống đốc nói riêng trong việc quan tâm thúc
đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Tỉnh
và Việt Nam.
Tại buổi làm việc, nhằm tìm hiểu về các cơ hội
đầu tư tại Việt Nam, rất nhiều câu hỏi được phía tỉnh Ibaraki đưa ra như các
quy định liên quan đến sản xuất trụ bê tông, sửa chữa ô tô và máy móc xây dựng,
hay các quy định về việc nhập các thiết bị sản xuất cũ từ Nhật Bản vào Việt Nam
như thế nào. Ngoài ra, các hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp
tác kinh doanh, BBC có quy định cụ thể thế nào đối với lĩnh vực sản xuất khăn
ướt, bán buôn bán lẻ hay những ưu nhược điểm của khi đầu tư vào Việt Nam so với
các nước ASEAN... là những vấn đề mà các thành viên trong đoàn công tác của
tỉnh rất quan tâm.
Cũng tại buổi làm việc, ông Nguyễn Nội, Phó Cục
trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đã khái quát tình hình kinh tế xã hội và môi
trường đầu tư tại Việt Nam trong những năm gần đây với nhiều tín hiệu tích cực
như GDP duy trì ổn định xấp xỉ 5,5%, thu hút FDI đạt mức cao (22,3 tỷ USD năm
2013, dự kiến 17 tỷ USD năm 2014), giải ngân FDI ổn định xấp xỉ 10 tỷ USD/năm,
CPI tăng thấp ở mức thấp từ 6-7%. Điều đó thể hiện sự ổn định trong cấu trúc
nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam ngày một cải thiện, là cơ hội cho
các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.
Về nông nghiệp, nhu cầu của Nhật Bản hướng đến là
một đất nước có ổn định, nhân lực dồi dào, cạnh tranh, thị trường xuất khẩu,
tiêu thụ nội địa tốt có chính sách hỗ trợ và bảo trợ từ Chính phủ. Ngược lại,
Việt Nam có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản trong
lĩnh vực nông nghiệp như ngoài việc đáp ứng được đầy đủ theo nhu cầu của các
nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam còn có điều kiện thổ nhưỡng khí hậu phong phú và
đa dạng, chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam thúc đẩy phát
triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến thủy hải sản theo hướng hiện đại.
Ngoài ra, FTA giữa Việt Nam và các nước và đối tác như EU, ASEAN..., hiệp định
xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ đem đến cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
một thị trường rộng lớn, cạnh tranh khi các hiệp định này được ký kết. Kết thúc
bài trình bày, ông Nguyễn Nội khẳng định việc tăng cường xúc tiến đầu tư thị
trường Nhật Bản với nhiều hình thức, triển khai các hiệp định đã ký kết, nhanh
chóng đàm phán TPP là những việc cần làm để thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa Việt
Nam và Nhật Bản nói chung và với tỉnh Ibaraki nói riêng.
Về phía Nhật Bản, Ngài Thống đốc chân thành cảm
ơn Bộ đã dành cho Đoàn sự đón tiếp chu đáo, một buổi làm việc thực sự nghiêm
túc và có hiệu quả cao. Cũng tại buổi làm việc, rất nhiều thắc mắc của các
thành viên trong Đoàn liên quan đến môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được phía
Việt Nam giải đáp chi tiết, thấu đáo và đây sẽ là tiền đề để các doanh nghiệp
của Tỉnh đưa ra quyết định đầu tư trong thời gian tới./.