BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 01/01/2025
Chính sách đầu tư vào
Hiệp định Hợp tác kinh tế và thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Pa-na-ma
Thứ Sáu, 26/09/2014 10:44

Việc ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại Việt Nam – Panama đã tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc cho quan hệ hợp tác giữa hai nước, thúc đẩy giao thương giữa doanh nghiệp.

Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại Việt Nam – Panama đã được ký ngày 18/4 tại Panama. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Công Thương Panama Ricardo A. Quijano đã thay mặt Chính phủ hai nước ký Hiệp định.

Phát biểu tại Lễ ký, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nói: “Hiệp định được ký kết thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ toàn diện với Panama. Tôi mong rằng, các cơ quan hữu quan của hai nước phối hợp tích cực để sớm đưa Hiệp định vào thực tế”.

Bộ trưởng Công Thương Panama Ricardo A. Quijano nhấn mạnh: “Đây là Hiệp định quan trọng với Panama, sẽ đẩy mạnh quan hệ kinh tế và thương mại không chỉ giữa hai nước mà với cả các nước châu Mỹ Latinh. Panama là thị trường trung chuyển lớn nhất ở Trung Mỹ và Caribê.  Hiệp định này là cầu nối, “chất men” kích thích cho tăng trưởng”.

Những năm gần đây, khi kinh tế thế giới khó khăn nhưng châu Mỹ Latinh vẫn tăng trưởng mạnh. Đặc biệt là Panama luôn nằm trong số các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất châu Mỹ Latinh.

Kết quả tích cực nói là nhờ Chính phủ Panama đã khai thác lợi thế vị trí địa lý để phát triển các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao, nhất là ngành dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ hiện đóng góp khoảng 75% GDP của Panama. Panama đóng vai trò là trung tâm tài chính ở châu Mỹ Latinh, cung cấp tín dụng, vốn đầu tư, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... cho khu vực và thế giới.

Trong chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong Đề án đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latinh giai đoạn 2011 – 2015 của đã xác định Panama là thị trường trọng điểm tại châu Mỹ Latinh.

Dù Panama là nước nhỏ nhưng hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam ở khu vực châu Mỹ Latinh với tốc độ tăng trưởng trao đổi thương mại cao. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 243 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 236,2 triệu USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Panama máy móc nông nghiệp, sản phẩm gỗ, giày dép, dệt may, sản phẩm chất dẻo, hàng mây tre cói, túi xách, ví, va li, mũ, ô dù, xe đạp và phụ tùng và nhập khẩu từ Panama chất dẻo, nguyên liệu, gỗ và sản phẩm gỗ.

Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng xuất khẩu của Việt Nam sang Panama vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu của Panama (khoảng 0,98%). Trong khi đó, với nhiều thế mạnh, Việt Nam và Panama còn tiềm năng lớn để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, hàng hải, nông nghiệp, y học cổ truyền...

Những tiềm năng này được doanh nghiệp hai bên đánh giá rất cao. Ông Lê Thế Tâm, Tổng giám đốc Công ty Vietpa SA, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Panama, nói: “Các đối tác Panama rất quan tâm tới hàng hóa của Việt Nam. Panama là cánh cửa để Việt Nam đi vào thị trường Mỹ Latinh với trên 500 triệu dân”.

Ông Haralambos Jzanetatos, một doanh nhân tỷ phú của Panama, cho biết thêm: “Chúng tôi có kế hoạch gia tăng nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam cho hệ thống cung ứng tại Panama và các nước trong khu vực”.

Nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế và Thương mại của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, 18 doanh nghiệp Việt Nam cũng triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại Panama.

Số lượt đọc: 916
Thông báo