BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Bảy, 04/01/2025
Chính sách đầu tư vào
Doanh nghiệp nước ngoài với vấn đề đầu tư tại Việt Nam
Thứ Ba, 16/09/2014 09:54
Doanh nghiệp nước ngoài với vấn đề đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam luôn coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Không chỉ có nhiều lợi thế và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đang nỗ lực viết tiếp câu chuyện thành công trong thu hút FDI bằng cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế.

Về tình hình thu hút FDI trong năm 2013:

- Vốnthực hiện: 11,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2012

- Vốnđăng ký: 22,3 tỷUSD tăng 35,9% so với năm 2012

- Xuất,nhập khẩu: Xuất khẩu tăng 22,4%, chiếm 66,9% tổng xuất khẩu. Nhập khẩu tăng 24,2%, chiếm 56,71% tổng nhập khẩu.

- Đánh giá

Thu hút ĐTNN năm 2013 là một trong điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của cả nước. Cả vốn thực hiện và vốn đăng ký đều đạt kết quả khả quan nhất là trong bối cảnh năm 2013 nền kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2013 có nhiều dự án quy mô lớn được cấp giấy CNĐT (các dự án của Samsung tại Thái Nguyên và Bắc Ninh tổng vốn hơn 4 tỷ USD; dự án Nghi Sơn tăng vốn 2,8 tỷ USD, dự án nhiệt điện BOT Vĩnh Tân hơn 2 tỷ USD,....).   

Trong 7 tháng đầu năm 2014:

- Vốn thực hiện: 6,8 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013.

- Vốn đăng ký: 9,53 tỷUSD bằng 80,1% so với cùng kỳ năm 2013

- Xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu tăng 15% so với cùng kỳ, chiếm 66,8% tổng xuất khẩu. Nhập khẩu tăng 10,3% so với cùng kỳ, chiếm 56% tổng nhập khẩu.

- Vốn đăng ký trong 7 tháng giảm so với cùng kỳ nguyên nhân là do cùng kỳ 2013 có một số dự án lớn được cấp phép (Nghi Sơn tăng 2,8 tỷ USD, SamSung Thái Nguyên 2 tỷ USD, Samsung Bắc Ninh 1 tỷ USD, Dự án xe bus Bình Định 1 tỷ USD), trong khi 7 tháng 2014 chỉ có 1 dự án Samsung Bắc Ninh vốn 1 tỷ USD, còn lại là các dự án quy mô nhỏ. Các dự án lớn năm 2013 đều có thời gian chuẩn bị trước đó rất dài, cụ thể dự án Nghi Sơn đã đàm phán và chuẩn bị khoảng 5 – 6 năm, dự án Sam Sung đã chuẩn bị từ trước đó 2 năm. Do đó không thể nhận định xu hướng đầu tư từ số liệu của mấy tháng đầu năm vì chỉ cần có sự xuất hiện của một vài dự án quy mô lớn là đã có sự thay đổi rất nhiều về con số, trong khi để có được các dự án này thì phải mất thời gian chuẩn bị đầu tư nhiều năm trước đó. Nếu ko tính đến các dự án lớn nêu trên, vốn đăng ký 7 tháng năm nay tăng hơn 1.6 lần so với cùng kỳ năm 2013.

- Tuy vốn đăng ký giảm nhưng vốn thực hiện và các chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp (xuất nhập khẩu), số dự án cấp mới vẫn đạt kết quả khả quan, vẫn tăng so với cùng kỳ 2013.

- Tại các diễn đàn, hội thảo, hội nghị trong năm nay thì các nhà đầu tư vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam và rất tin tưởng, sẵn sàng tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.

Những giải pháp của Chính phủ cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam

Trong thời gian qua Chính phủ cũng như Bộ KHĐT đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI, cải thiện môi trường đầu tư, cụ thể là:

- Bộ KHĐT chủ trì dự thảo và đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Theo đó, Nghị quyết đã đề ra hàng loạt các giải pháp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI, cải thiện môi trường đầu tư. Bộ KHĐT đã tổ chức một số Hội nghị để hướng dẫn triển khai Nghị quyết này tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp thông qua Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản, đối thoại Keidanren, hoạt động của các Desk (Ichi Desk, Saitama Desk, Kansai Desk, Korean Desk.....) để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách cho các doanh nghiệp FDI.

- Chú trọng hoạt động XTĐT tại chỗ thông qua việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp.

- Bộ KHĐT và các Bộ ngành đã trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trong sự kiện một số người có hành vi vi phạm pháp luật đập phá tài sản của các doanh nghiệp FDI vào trung tuần tháng 5 vừa qua.

- Thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ các địa phương trong công tác Xúc tiến đầu tư thông qua hỗ trợ tổ chức các Hội thảo, hội nghị,các đoàn công tác XTĐT.

Các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn FDI vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài . Theo đó,  Nghị quyết đã đề ra một loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI, cải thiện môi trường đầu tư cụ thể như sau:

- Tiếp tục cải thiện hệ thống luật pháp chính sách (hiện đang sửa đổi Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp)theo hướng thông thoáng, minh bạch hơn.

- Rà soát tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng đảm bảm sự thống nhất, đồng bộ với Luật Đầu tư;

- Cải thiện cơ sở hạ tầng: sẽ ban hành nghị định về PPP; Rút ngắn thời gian đàm phán hợp đồng; Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ; đảm bảo bảo lãnh của nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế; và có chế tài phù hợp.

- Về nguồn nhân lực: khẩn trương triển khai các chương trình hành động để phát triển nguồn nhân lực; triển khai việc đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp.

- Về công nghiệp hỗ trợ: cần phải ban hành tiêu chí rõ ràng về lĩnh vực, sản phẩm CN hỗ trợ; nâng mức ưu đãi đủ sức hấp dẫn; và tăng cường năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

- Về nông nghiệp: cho vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu, có chính sách trợ cấp khi bị tổn thất do thiên tai, biến động giá cả; hỗ trợ tín dụng FDI nông nghiệp, kết hợp giữa doanh nghiệp và nông dân và đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu chế biến.

- Rà soát để loại bỏ các loại giấy phép, thủ tục hành chính không cần thiết và giảm bớt lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

- Kết nối đầu tư: ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với các nhà đầu tư, chúng tôi sẽ tăng cường tiếp cận với các Ngân hàng, các Quỹ đầu tư, các Công ty tư vấn đầu tư, các hãng luật,…bởi vì đây là những đối tượng có tác động rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

- Tăng cường các hoạt độn gXTĐT tại chỗ: hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết khó khăn, vướng mắc, Duy trì các cơchế đối thoại (VBF, Sáng kiến Việt – Nhật).

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại, lấy lại niềm tin cho doanh nghiệp và giữ chân các nhà đầu tư.  

Số lượt đọc: 757
Thông báo