Theo
số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, trong 9 tháng đầu năm Bình
Dương xuất siêu đạt hơn 2 tỷ USD.
Cũng
theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, hầu hết các dự án đầu tư tại
tỉnh trong 7 tháng đầu năm đều trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Điêu này đã
góp phần giúp cho tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may và da giày đã tăng lên
30-40%.
Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương cho đến nay đã đạt 1 tỷ USD, trong
đó 400 triệu USD đầu tư vào 83 dự án mới, phần còn lại là vốn tăng thêm cho 69
dự án.
Theo
ông Lee Kap Soo, Giám đốc điều hành KyungBang Vietnam, Việt Nam hiện đang là
thị trường tiềm năng cho ngành dệt may, đặc biệt trong bối cảnh khi ký kết hiệp
định TPP. Vì lý do này, Tập đoàn KyungBang đã đầu tư thêm 54 triệu USD vào khu
nhà xưởng trị giá 40 triệu USD tại Bình Dương để nâng cao năng suất sản xuất sợi bông phục vụ cho ngành dệt may
tại địa phương.
Theo
ông Võ Văn Cư, Giám
đốc Sở Công
Thương tỉnh Bình
Dương, nhiều doanh
nghiệp địa phương đã
chuyển hướng đến các
nguồn cung
vật liệu trong
nước, vì vậy giảm bớt được sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu và góp phần vào việc
thặng dư xuất khẩu.
Bình
Dương đã đạt hơn 11 tỷ USD về xuất khẩu trong năm nay, nhiều hơn 14,5% so với
cùng thời điểm năm ngoái, đạt 65,6% so với kế hoạch năm 2014. Theo đó, ngành
dệt may đóng góp hơn 1,3 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm đạt hơn 20,6%, trong đó
ngành giày da đóng góp 945 triệu USD, tăng 24,3%.
Hiện
nay, Bình Dương cùng với các thành phố lân cận như Hồ Chí Minh, Đồng Nai Bà Rịa
Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang đang hình thành nên vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Với mục đích phát triển công nghiệp bền vũng, Bình
Dương đang cố gắng thu hút vốn đầu tư vào các dự án công nghệ cao và công nghệ
hỗ trợ, sử dụng nhiều lao động và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.