BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 23/12/2024
Chính sách đầu tư vào
Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 mới
Thứ Tư, 06/03/2019 06:20
Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 mới

Ngày 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.

Theo đó, phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến năm2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); mục tiêu đến năm 2020, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN 3 trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.

Xácđịnh rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện

Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chịutrách nhiệm nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị quyết 19 và tập trung chỉ đạo xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 trước 30/5/2016, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì thực hiện và kế hoạch chi tiết sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành.

Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân trong việc triển khai thực hiện. Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.

Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh. Rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chấm dứt ngay việc soạn thảo và ban hành điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền. Xây dựng và trình ban hành các Nghị định về điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư 2014.

Sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hoá thủ tục hành chính. Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016. Đổi mới căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp; áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.

Rà soát danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành, theo đó, chỉ hàng hoá nhập khẩu trên quy mô thương mại mới thuộc diện phải kiểm tra; mã hoá chi tiết mặt hàng cần kiểm tra. Áp dụng kiểm tra chuyên ngành theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh công nhận lẫn nhau theo thoả thuận; chủ động công nhận chất lượng của những nhãn hiệu, nhà sản xuất nổi tiếng, những hàng hoá được sản xuất tại các nước, khu vực có tiêu chuẩn chất lượng cao, tiên tiến (châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...). Chuyển thời điểm kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra chất lượng hàng hoá, hiệu suất năng lượng, an toàn thực phẩm trong giai đoạn thông quan sang kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan (trừ kiểm dịch đối với trường hợp mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước thực hiện kiểm tra tại khâu sản xuất và trước khi đưa sản phẩm vào lưu thông; đối với hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu thực hiện tại cơ sở sản xuất trước khi xuất hàng.

Xửlý nghiêm người đứng đầu gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp

Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công khai các thủ tục hành chính đã được các Bộ, cơ quan, địa phương chuẩn hóa trên Cơ sở dữ liệu quốc gia trước 30/6/2016. Hoàn thành việc chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/1/2015 và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên mạng Internet và tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Điện tử hoá thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả…) kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành với Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN để giảm thiểu giấy tờ,hướng tới mục tiêu phi giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và kết quả giải quyết thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ảnh về chính sách, thủ tục hành chính và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm quy định vể giải trình và giải quyết các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua mạng hoặc dịch vụ bưu điện.

Xây dựng năng lực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, trước hết tập trung xây dựng cáccơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp...; thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức và người đứng đầu thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Kiến nghị bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư hướng dẫn quy chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi,bổ sung các văn bản có liên quan phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.Xây dựng Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, rà soát, phối hợp với Bộ Tư pháp kiến nghị bãi bỏ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp hoặc các quy định đã được ban hành trái thẩm quyền; thực hiện công bố đầy đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Củng cố và cải thiện thứ hạng và điểm số của Khởi sự kinh doanh và Bảo vệ nhà đầu tư.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định (sửa nhiều Nghị định) để giải quyết các vướng mắc về đầu tư, kinh doanh, tạo sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường;thống nhất cách hiểu về “điều kiện kinh doanh” đơn giản hóa và giảm tối đa thờigian thực hiện thủ tục đầu tư, trình Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2016.

Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng cơ chế liên thông kết nối thông tin về doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;triển khai thực hiện việc sử dụng mã số doanh nghiệp duy nhất, sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp trong tất cả các quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước (Kế hoạch và Đầu tư, Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Tàinguyên và Môi trường, Xây dựng...) và trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp những doanh nghiệp đã và đang giải quyết thủ tục phá sản, danh sách các quản tài viên trên toàn quốc; rút ngắnthời gian thành lập mới doanh nghiệp xuống còn 3 ngày theo quy định của pháp luật. Nâng cao năng lực phân tích chính sách cho khu vực tư nhân, nhất là các chính sách tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống cấp mã số thuế tự động cho doanh nghiệp

Bộ Tàichính thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờkhai, nộp thuế, hoàn thuế; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100%hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế đượcgiải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quyđịnh của Luật quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại vàhoàn thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnhđó, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống cấp mã số thuế tự độngcho doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu, đảm bảo kết nối thông tin giữa các Bộ, cơ quan và đơn vị quảnlý chuyên ngành với Tổng cục Hải quan và Cổng thông tin một cửa quốc gia. Phốihợp với các Bộ, cơ quan và đơn vị quản lý chuyên ngành xây dựng hệ thống thôngtin thống nhất.

Đồng thời,hoàn thiện hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, tập trung xử lý các thủ tụchải quan còn nhiều bất cập theo hướng thay đổi phương thức quản lý, hiện đạihoá (giám sát hàng hoá tại cảng biển; miễn thuế, hoàn thuế và xác nhận hàng hóaqua khu vực giám sát; quản lý rủi ro và phân luồng hàng hoá; kiểm soát tại cửakhẩu; thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; kiểm trasau thông quan; kiểm tra thực tế hàng hóa,…). Công khai tiêu chí đánh giá, cóhệ thống cảnh báo; công khai lý do doanh nghiệp bị phân vào luồng vàng, đỏ vàhàng năm giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, đỏ. Công bố bảng mã cảng trên website.Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện hải quan tựđộng, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống.

Thực hiệnkết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằmgiảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa,container tại các cảng biển; rà soát, sửa đổi các quy định về phí kiểm trachuyên ngành theo hướng giảm chi phí cho doanh nghiệp và minh bạch trách nhiệmtrả phí. Xác định rõ danh mục kiểm tra chuyên ngành phục vụ quản lý nhà nước vàkiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Bảo hiểmxã hội Việt Nam rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu vàchi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộpbảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp; áp dụng công nghệ thông tin, kết nốimạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội của 63 tỉnh, thành phố, tạo lập cơ sở dữliệu bảo hiểm xã hội tập trung của cả nước, tiến tới thực hiện giao dịch điệntử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách bảo hiểm xãhội và bảo hiểm y tế.

 BộCông Thương thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm tra, dán nhãn hiệu suấtnăng lượng, bãi bỏ các quy định không có hiệu quả thực tế, kéo dài thời gianthông quan, gây khó khăn, tăng chi phí cho doanh nghiệp; rà soát, đôn đốc cácBộ, cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 187/2013/NĐ-CP đối với hàng hóa thuộc Danh mục quản lý chuyên ngành.

Tháogỡ vướng mắc về chứng nhận hợp quy, kiểm tra hàng nhập khẩu

Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vướng mắc liên quan đến một sốquy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 về tỷ lệ lấy mẫu,cách thức lấy mẫu theo lô sản xuất để kiểm tra; thời gian giá xếp doanh nghiệptrở lại Danh sách ưu tiên kể từ ngày đánh giá lại đạt yêu cầu theo quy định;thời gian cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Sửa đổihoặc kiến nghị sửa đổi các quy định, thủ tục về kiểm tra an toàn thực phẩm vàkiểm dịch hàng hóa nhập khẩu theo hướng áp dụng phương thức quản lý rủi ro; đơngiản hoá, điện tử hoá thủ tục kiểm tra, kiểm dịch; áp dụng chế độ công nhận lẫnnhau. Thực hiện kiểm tra trong quá trình sản xuất và sau thông quan thay vìkiểm tra theo lô hàng và tại thời điểm thông quan. Sửa đổi, bổ sung các văn bảnvề kiểm dịch hàng hóa xuất khẩu theo hướng chỉ kiểm dịch khi người xuất khẩuyêu cầu. Tránh kiểm tra chồng chéo giữa các cơ quan, nhất là đối với sản phẩmlông thú, nguyên liệu ngành sữa.

Bộ Khoahọc và Công nghệ tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quy định về việc vừaphải thực hiện chứng nhận hợp quy, vừa phải kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu; cócơ chế, chính sách và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp khoahọc công nghệ phát triển.

Bộ Tàinguyên và Môi trường hoàn thành sửa đổi quy định về thủ tục hành chính trongđăng ký, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản trước tháng 12 năm 2016. Thực hiệnkết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất.

Đề xuấtgiải pháp công khai hóa quỹ đất chưa sử dụng, đất chưa cho thuê, cho thuê lạitại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, quỹ đấtđược Nhà nước giao, cho thuê nhưng chậm đưa đất vào sử dụng. Tạo thuận lợi chocác doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai; xây dựngchính sách khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp theomô hình tập trung quy mô lớn.

Đơngiản hóa thủ tục tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp

Bộ Tư phápphối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, kiểm tra báo cáo Thủ tướng Chínhphủ bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạmpháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trái Hiến pháp, luật vàvăn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đặc biệt là các quyđịnh về điều kiện đầu tư, kinh doanh.

Phối hợpvới Tòa án nhân dân tối cao hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đếnthực thi Bộ luật tố tụng dân sự 2014, Luật phá sản 2014 để đẩy nhanh việc giảiquyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản doanh nghiệp theo hướng đơngiản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian. Hướng dẫn thực hiện Luật thihành án dân sự; rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan tới thi hành ándân sự theo hướng bỏ quy định niêm yết tại địa điểm của bất động sản bán đấugiá; bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng bấtđộng sản đã bán đấu giá với thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho công tác thihành án.

Bộ Nội vụđẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơquan hành chính nhà nước ở địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệptrong giải quyết thủ tục hành chính; trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơchế đánh giá và chế tài xử lý cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết thủ tụchành chính ở tất cả các cơ quan nhà nước từ cấp phường, xã trở lên trong năm2016.

Cảicách quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng

Bộ Giaothông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính xem xét sửa đổi, bổ sung các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm công khai minh bạch về cước và phụ cước.Thực hiện các giải pháp kiểm soát hợp lý việc thu phụ phí của các hãng tàu,ngăn chặn việc các hãng tàu áp đặt các loại phí một cách tuỳ tiện.

Bộ Xâydựng cải cách quy trình, thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và các thủ tụchành chính có liên quan đến quản lý xây dựng công trình. Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin, rút ngắn thời gian trong cấp phép xây dựng; đơn giản hóa thủtục, giảm thời gian và chi phí cấp phép xây dựng. Phối hợp với các Bộ: Công an,Tài nguyên và Môi trường lồng ghép thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy,thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với thủ tục thẩm định thiết kếxây dựng.

Giải quyếtcác vướng mắc cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng theoNghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tưxây dựng.

Chủ trì,phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Nghị định quy định các loạigiấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp phép xây dựng. Đối với các dự án đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc đất đang sử dụng hợp pháp phù hợp vớiquy hoạch thì được xem xét cấp giấy phép xây dựng; các khu vực không phải đấtxây dựng, nhưng không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất (như đất xây dựngbiển quảng cáo, trạm, cột phát sóng ngoài đô thị...) thì căn cứ văn bản chấpthuận về địa điểm của Ủy ban nhân dân cấp huyện để cấp phép xây dựng.

Sửađổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm

Bộ Y tếsửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định về thủ tục kiểm tra an toàn thựcphẩm theo hướng áp dụng phương thức quản lý rủi ro; áp dụng chủ yếu kiểm tra antoàn thực phẩm sau khi thông quan thay vì kiểm tra tại thời điểm thông quan;kiểm tra trong quá trình sản xuất thay vì kiểm tra theo lô hàng.

Sửa đổi,bổ sung Thông tư số 19/2012/TT-BYT về thủ tục công bố hợp quy và công bốphù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp sản phẩm chỉthay đổi về kích cỡ vật liệu bao gói trước tháng 9 năm 2016; chủ trìphối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan thực hiện ghi nhãn phụ, dán nhãn sản phẩm, công bốhợp quy, công bố sự phù hợp theo hướng không yêu cầu áp dụng đối với nguyênliệu, thực phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu và nhậpkinh doanh để sản xuất tiếp hàng xuất khẩu; sửa đổi, đơn giản hóa các quytrình, quy định, thủ tục thu, chi trả bảo hiểm y tế.

Bộ Ngoạigiao đẩy mạnh vận động chính trị, ngoại giao để thúc đẩy các đối tác sớm côngnhận quy chế thị trường của Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động đầutư, thương mại và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong các tranh chấpthương mại quốc tế; nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của các địa phương vàcộng đồng doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhậpquốc tế, nhất là các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đểthống nhất nhận thức và quán triệt trong thực thi.

Nâng caonăng lực của các cơ quan liên quan trong việc nắm bắt các quy định của phápluật quốc tế về đầu tư, kinh doanh, chủ động tuân thủ, nâng cao khả năng hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tối đa lợi ích chínhđáng của các doanh nghiệp trong nước.

Mởdiễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách

Văn phòngChính phủ mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanhnghiệp và người dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Chủ trì phối hợp vớiBộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát của Chính phủ và tổng hợpbáo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý. Kết quả thực hiệnNghị quyết được đưa vào đánh giá chất lượng hoạt động của từng Bộ, cơ quan, địaphương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam,các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tiến hành khảo sát, đánh giá độclập về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, đưa ra các khuyến nghị vớiChính phủ. Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Tư pháp xây dựng tiêu chí, đánh giá cảicách thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan, địa phương và công bố công khaicho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộngđồng doanh nghiệp đối với các Bộ, ngành và các địa phương.

Bên cạnh đó, tổ chức thu thập ý kiến phản biện chính sách, những vướng mắc, khó khăntrong thực hiện thủ tục hành chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để phảnánh với cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời và công khai trên các phươngtiện thông tin đại chúng, đồng thời tập hợp báo cáo Hội đồng Quốc gia về Pháttriển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh và Văn phòng Chính phủ để tổnghợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với các Bộ, cơ quan, các hiệp hội doanh nghiệp lập các chương trình hỗ trợdoanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh, áp dụng khoa học công nghệ, nângcao năng suất, xây dựng thương hiệu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội nhằm từngbước cải thiện trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanhnghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thựchiện đầy đủ, nhất quán những cải cách quy định tại Luật Doanh nghiệp

Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đầy đủ, nhất quánnhững cải cách quy định tại Luật doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn thihành về Khởi sự kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quanđăng ký kinh doanh chủ trì phối hợp với cơ quan thuế, lao động, bảo hiểm xã hộikết nối các thủ tục nhằm rút ngắn thời gian Khởi sự kinh doanh và đăng ký thànhlập doanh nghiệp.

Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, kết nối điện tử, đơn giản thủ tục và rút ngắn thờigian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan; đăng ký quyền sở hữu và sửdụng tài sản. Quy định cụ thể về hồ sơ hoàn công, tạo điều kiện thuận lợi choviệc đăng ký tài sản hình thành từ quá trình xây dựng. Công khai hóa thủ tụchành chính có liên quan về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản.

Côngkhai hóa quy trình, thủ tục Tiếp cận điện năng, thờigian xác nhận phù hợp quy hoạch, bổ sung quy hoạch. Bãi bỏ hoặc chuyển sang hậukiểm đối với các thủ tục Thỏa thuận vị trí cột/trạm điện và hành lang lướiđiện, Cấp phép thi công công trình xây dựng hoặc gộp 2 thủ tục thành một thủtục để thực hiện đồng thời với một cơ quan đầu mối. Thực hiện cơ chế một cửaliên thông, một cửa điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính về thuế,tiền thu từ phí, lệ phí.
Số lượt đọc: 1985
Thông báo