Điều kiện hạn chế tiếp cận thị
trường:
1. WTO
Không cam kết đối với các
dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên bao gồm khai thác gỗ và
săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, dịch
vụ chụp ảnh hàng không, gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay, quản lý
quỹ gien cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp.
2. CPTPP
Phụ lục NCM II-VN-30: Lâm sản và săn
bắn (không bao gồm CPC 881):
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy
trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến đầu tư trong các hoạt động lâm sản và
săn bắn.
3.
EVFTA:
a) Phụ
lục 8-B: Chưa cam kết đối với ngành Lâm nghiệp
b) Phụ
lục 8-C: (Ngoại lệ của Việt Nam về đối xử quốc gia)
Việt Nam có thể ban
hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp
theo đinh nghĩa tại điểm 1€ và 1(m) của Điều 8.2 (Các định nghĩa) mà không phù
hợp với khoản 2 Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), với điều kiện biện pháp đó không trái
với các cam kết nêu tại Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể cua Việt Nam) đối với
ngành, phân ngành lâm nghiệp và săn bắn.
4. ACIA: Ngành Lâm nghiệp: Đối xử quốc gia sẽ không áp dụng đối
với bất kỳ biện pháp nào liên quan tới đầu tư trong các hoạt động lâm nghiệp,
bao gồm nhưng không giới hạn ở:
-
Không cấp phép khai thác rừng tự nhiên cho nhà đầu tư nước ngoài
- Trao quyền và nghĩa vụ cho cá
nhân và tổ chức nước ngoài khác với quyền và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức
của Việt Nam.
5. Pháp luật
Việt Nam:
Dự
án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo
quy định tại Điều 31 Luật Đầu tư năm 2020.
Căn cứ pháp lý
- WTO, EVFTA, CPTPP, ACIA
- Luật Lâm nghiệp năm 2017
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ
quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.