Điều kiện hạn chế tiếp cận thị
trường:
1.
EVFTA:
a) Phụ lục 8-B: chưa cam kết đối với lĩnh vực
đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản
b) Phụ lục 8-C (Ngoại
lệ của Việt Nam về đối xử quốc gia)
Việt Nam có thể ban
hành hoặc duy trì bất kỳ biện pháp liên quan đến hoạt động của một doanh nghiệp
theo đinh nghĩa tại điểm 1€ và 1(m) của Điều 8.2 (Các định nghĩa) mà không phù
hợp với khoản 2 Điều 8.5 (Đối xử quốc gia), với điều kiện biện pháp đó không
trái với các cam kết nêu tại Phụ lục 8-B (Biểu cam kết cụ thể cua Việt Nam) đối
với ngành, phân ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
2. CPTPP:
a) Phụ lục NCM II-VN-29: Thủy hải
sản
Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện
pháp nào liên quan đến hoạt động thủy hải sản trong vùng nước thuộc chủ quyền
và tài phán của Việt Nam như quy định trong Công ước biển của Liên hợp quốc năm
1982.
Không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
trong các lĩnh vực:
- Đánh bắt cá biển và nước ngọt
- Khai thác san hô và ngọc trai tự nhiên
b) Phụ lục NCM II – Tiểu phụ lục A
Dịch vụ liên quan đến đánh bắt cá (chỉ bao gồm dịch vụ tư
vấn chuyên biệt liên quan đến cá nước ngọt và nước mặn, dịch vụ nhân giống)
(CPC 882): không hạn chế
3. Pháp luật Việt Nam:
Phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép nuôi trồng
thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
Căn cứ pháp lý:
- EVFTA, CPTPP
- Luật Thủy sản năm 2017;
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Thủy sản.