Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực Dịch vụ giáo dục thì cần phải đáp ứng các điều
kiện về tiếp cận thị trường như sau:
Điều kiện hạn
chế tiếp cận thị trường:
1. Quy định tại các Hiệp định:
a) Chỉ cam kết trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học tự nhiên và công
nghệ, quản trị kinh doanh và khoa học kinh doanh, kinh tế học, kế toán, luật quốc
tế và đào tạo ngôn ngữ.
b) Phạm vi hoạt động:
- Giáo dục bậc cao (CPC
923), Giáo dục cho người lớn (CPC 924), Các dịch vụ giáo dục khác (CPC 929 bao
gồm đào tạo ngoại ngữ): không hạn chế.
c) Chương trình đào tạo
phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam phê chuẩn.
Giáo viên nước ngoài làm
việc tại các cơ sở đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài phải có tối thiểu 5 năm
kinh nghiệm giảng dạy và phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận
về chuyên môn.
Riêng với AFAS: mở rộng thêm phạm vi hoạt động với
Giáo dục tiểu học (CPC 921), Giáo dục phổ thông cơ sở
(CPC 922): Công dân Việt Nam (nếu có) học tập tại các trường phổ thông có vốn đầu
tư nước ngoài phải học tập các môn học bắt buộc của Việt Nam theo quy định của
Việt Nam theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Riêng với CPTPP:
a) Phụ lục I NCM I-VN-11: Dịch vụ giáo dục bậc cao (CPC 923); Giáo dục người lớn (CPC 924); Dịch
vụ giáo dục khác (CPC 929 bao gồm cả dịch vụ đào tạo ngoại ngữ).
- Không được đầu tư nước ngoài để cung cấp dịch vụ giáo dục trong các môn học
sau: an ninh, quốc phòng, chính trị, tôn giáo, văn hóa Việt Nam và các môn học
khác cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội Việt Nam. Hạn chế này không ngăn cản việc
cung cấp dịch vụ giáo dục trong các môn học mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp
định thương mại khác.
b) Phụ lục NCM I-VN-38: Dịch vụ giáo dục tiểu học, Dịch vụ giáo dục trung học
Không được đầu tư nước
ngoài để cung cấp các dịch vụ trên ngoại trừ thông qua:
- Cơ sở giáo dục mầm non
thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ
em là người nước ngoài;
- Cơ sở giáo dục phổ
thông thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn
bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học
sinh Việt Nam có nhu cầu.
- Cơ sở giáo dục phổ
thông được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường
tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tổng số học sinh của trường, ở trường
trung học phổ thông không quá 20% tổng số học sinh của trường.
2. Pháp luật Việt Nam:
2.1. Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục
có vốn đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 35 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP.
2.2. Đối tượng, hình thức liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại
ngữ của nước ngoài được quy định tại khoản 2
Điều 15 Nghị định số
86/2018/NĐ-CP
2.3. Giáo dục nghề nghiệp
a)
Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài quy định tại Điều 9 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.
b)
Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cho người khuyết tật quy định tại Điều 10 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.
c)
Điều kiện cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng có
vốn đầu tư nước ngoài được quy định Điều 11 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP.
2.4. Khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục
năm 2012 và Khoản 4 Điều 31 Luật Đầu tư năm 2020 quy định dự án Đại học thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.