BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Sáu, 22/11/2024
Chính sách đầu tư vào
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Dịch vụ viễn thông”
Thứ Tư, 15/09/2021 11:05
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Dịch vụ viễn thông”

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực “Dịch vụ viễn thông” thì cần phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường như sau:

Dịch vụ viễn thông, bao gồm:

1. Dịch vụ viễn thông cơ bản

(a) Các dịch vụ thoại (CPC 7521)

(b) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói (CPC 7523**)

(c) Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh (CPC 7523**)

(d) Dịch vụ Telex (CPC 7523**)

(e) Dịch vụ Telegraph (CPC 7523**)

(f) Dịch vụ Facsimile (CPC 7521** + 7529**)

(g) Dịch vụ thuê kênh riêng (CPC 7522** + 7523**)

(o*) Các dịch vụ khác:

- Dịch vụ hội nghị truyền hình (CPC 75292):

- Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu video trừ truyền quảng bá[1]

- Các dịch vụ thông tin vô tuyến, bao gồm: Dịch vụ thoại di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ số liệu di động (gồm di động mặt đất và vệ tinh); Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ PCS; Dịch vụ trung kế vô tuyến.

- Dịch vụ kết nối Internet (IXP)[2]

- Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN).[3]

2. Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng

(h) Thư điện tử (CPC 7523 **)

(i) Thư thoại (CPC 7523 **)

(j) Thông tin trực tuyến và truy cập lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu (CPC 7523**)

(k) Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) (CPC 7523**)

(l) Các dịch vụ facsimile gia tăng giá trị, bao gồm lưu trữ và chuyển, lưu trữ và khôi phục (CPC 7523**)

(m) Chuyển đổi mã và giao thức

(n) Thông tin trực tuyến và xử lý dữ liệu (bao gồm xử lý giao dịch) (CPC 843**)

(o) Dịch vụ truy cập Internet (IAS)[4].

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

1. WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA quy định:

Các cam kết dưới đây phù hợp với “Thông báo về việc đưa ra các cam kết về dịch vụ viễn thông cơ bản” (S/GBT/W/2/REV.1) và “Thông báo về Hạn chế tiếp cận thị trường liên quan đến độ khả dụng của phổ tần” (S/GBT/W/3)”. Để phục vụ các cam kết này, một "nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng" có nghĩa là nhà cung cấp không sở hữu dung lượng truyền dẫn nhưng hợp đồng thuê dung lượng từ nhà khai thác, sở hữu dung lượng đó, bao gồm cả dung lượng cáp quang biển, kể cả trên cơ sở dài hạn. Một nhà cung cấp không có hạ tầng mạng được phép sở hữu các trang thiết bị viễn thông trong phạm vi trụ sở hoạt động của mình và tại các điểm cung cấp dịch vụ công cộng được cho phép (POP).

1.1. WTO, VKFTA, VJEPA:

Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản: Không hạn chế, ngoại trừ

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

Đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN): Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định của liên doanh.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

1.2. AFAS

Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản: Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 75%.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

Đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN): Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do lựa chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định của liên doanh.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

1.3. EVFTA:

Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản: Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 75%.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

Đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN): Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh và tự do chọn đối tác. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 75%.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh.

Đối với dịch vụ giá trị gia tăng: Không hạn chế, ngoại trừ:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 65% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 100%.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng: Cho phép hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam. Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 50% vốn pháp định của liên doanh. 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, hạn chế về vốn góp được nâng lên 65%.

51% là nắm quyền kiểm soát trong việc quản lý liên doanh.

Trong ngành viễn thông, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) sẽ có thể ký mới thỏa thuận hiện tại hoặc chuyển sang hình thức hiện diện khác với những điều kiện không kém thuận lợi hơn những điều kiện họ đang được hưởng.

2. CPTPP:

a) Phụ lục NCM I-VN-7 Dịch vụ viễn thông: Dịch vụ cơ bản, Dịch vụ giá trị gia tăng

Dịch vụ xuyên biên giới

- Dịch vụ viễn thông vệ tinh: Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh trừ khi dịch vụ được cung cấp thông qua thỏa thuận thương mại với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam được cấp phép, ngoại trừ dịch vụ viễn thông vệ tinh cung cấp cho các khách hàng kinh doanh ngoài biển, các cơ quan chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các đài phát thanh và truyền hình, các văn phòng đại diện chính thức của các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao và các công ty đa quốc gia[5] đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.

Đầu tư:

- Các dịch vụ không có hạ tầng mạng[6]:

+ Dịch vụ cơ bản và giá trị gia tăng: không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ không có hạ tầng mạng trừ khi thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 65%, hoặc 70% trong trường hợp mạng ảo riêng. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ các hạn chế về tỷ lệ góp vốn của nước ngoài và yêu cầu liên doanh.

- Các dịch vụ có hạ tầng mạng:

+ Dịch vụ cơ bản: không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49%.

+ Dịch vụ giá trị gia tăng: không được đầu tư nước ngoài để cung cấp các dịch vụ có hạ tầng mạng ngoại trừ thông qua liên doanh hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép, với phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 51%. Sau không quá 5 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ nâng hạn chế vốn góp của nước ngoài lên 65%.

Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép sở hữu đến 100% dung lượng truyền phát cáp quang biển cập bờ tại trạm cáp quang biển được cấp ở Việt Nam, và có thể bán dung lượng đó cho bất kỳ nhà mạng viễn thông được cấp phép nào ở Việt Nam, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ internet, ở Việt Nam.

b) Phụ lục NCM II-VN-13: Dịch vụ viễn thông

Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các mạng và dịch vụ viễn thông phục vụ các tộc người thiểu số ở vùng nông thôn và hẻo lánh ở Việt Nam.

3. Pháp luật Việt Nam

a) Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để cung cấp dịch viễn thông cơ bản. Riêng đối với cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, đối tác Việt Nam phải là doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

b) Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

c) Điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP.



[1] Truyền quảng bá là một chuỗi truyền dẫn liên tục cần thiết cho việc quảng bá các tín hiệu chương trình phát thanh và truyền hình tới công chúng, nhưng không bao gồm các tuyến truyền dẫn giữa các nhà khai thác.

[2] Các dịch vụ cung cấp đường kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (IAS) này và với mạng trục Internet quốc tế.

[3] Các dịch vụ, được cung cấp trên cơ sở thương mại, gồm thiết lập và quản lý một mạng dùng riêng trên mạng công cộng (mạng dùng chung) để thiết lập liên lạc thoại và số liệu trên cơ sở phi lợi nhuận giữa các thành viên của một nhóm sử dụng khép kín được xác định từ trước khi thiết lập VPN. Nhóm sử dụng khép kín đó có thể là các đơn vị trong một tập đoàn hoặc một tổ chức, hoặc một nhóm các pháp nhân có quan hệ liên kết với nhau để cùng thực hiện lợi ích/mục tiêu chung. Các thành viên ban đầu của nhóm sử dụng khép kín dùng dịch vụ VPN đó phải được liệt kê trong một kế hoạch quay số hoặc định tuyến do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chịu sự giám sát. Các nhà cung cấp dịch vụ VPN phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền những thay đổi về thành viên ít nhất trước 2 tuần làm việc trước khi thực sự bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại và chỉ có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ nếu trong hai (2) tuần đó không có sự phản đối của Cơ quan có thẩm quyền. Các thành viên không được phép bán lại các dịch vụ VPN cho một bên thứ 3 không liên quan. Các mạng VPN không được phép truyền/chuyển tiếp lưu lượng của/giữa các bên thứ ba không liên kết. Các dịch vụ VPN có thể được các nhà khai thác dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp trong một gói cùng với dịch vụ truy nhập Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng từ (h) đến (n).

[4] Các dịch vụ cung cấp truy nhập Internet cho các khách hàng đầu cuối.

[5] Theo mục tiêu của biện pháp không tương thích này, một công ty đa quốc gia là công ty a) có hiện diện thương mại ở Việt Nam; b) đang hoạt động ở ít nhất 1 nước TPP khác; c) đã đi vào hoạt động ít nhất 5 năm; d) được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất ở ít nhất 1 nước TPP

[6] Trong bảo lưu này, một nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng" là nhà cung cấp dịch vụ không sở hữu hạ tầng truyền dẫn nhưng hợp đồng thuê hạ tầng truyền dẫn đó, bao gồm cả việc thuê dài hạn, với nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng. Nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng, tuy vậy, không bị ngăn cấm sở hữu thiết bị viễn thông trong cơ sở của mình cũng như các điểm cung cấp dịch vụ công được cho phép của mình (POP)

Số lượt đọc: 3317
Thông báo