BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 22/01/2025
Chính sách đầu tư vào
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống”
Thứ Hai, 27/09/2021 03:02
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngành “Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống”

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực “Vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường sông, đường biển, đường ống” thì cần phải đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường như sau:

I. Dịch vụ vận tải bằng đường sắt

a) Vận tải hành khách (CPC 7111)

b)Vận tải hàng hóa (CPC 7112)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định:

Chưa cam kết, ngoại trừ: nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.

Riêng AFAS:

- Cho phép phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% tổng vốn pháp định.

- Đồng thời, bổ sung thêm Dịch vụ kéo và dắt phương tiện vận tải (CPC 7113): thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% tổng vốn pháp định

Căn cứ pháp lý

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

-   Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

 

II. Dịch vụ vận tải bằng đường hàng không

a) Vận tải hành khách (CPC 731)

b) Vận tải hàng hóa (CPC 732)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

1. CPTPP:

a) Phụ lục NCM I-VN-37: Vận tải hàng không, bao gồm cả dịch vụ vận tải hàng không quốc tế và nội địa:

Tổng vốn góp hoặc cổ phần nắm giữ của nước ngoài bị hạn chế ở mức dưới 30% tổng số vốn điều lệ hoặc cổ phần của một hãng hàng không Việt Nam. Một cá nhân Việt Nam hoặc pháp nhân Việt Nam không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nắm giữ phần vốn điều lệ hoặc cổ phần lớn nhất trong hãng hàng không đó.

Ít nhất 2/3 tổng số thành viên Ban Điều hành của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam. Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) và đại diện hợp pháp của hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài thành lập ở Việt Nam phải là người Việt Nam.

b) Phụ lục NCM II-VN-7: Dịch vụ liên quan đến vận tải hàng không

Việt Nam bảo lưu quyền duy trì hoặc ban hành bất kỳ biện pháp nào liên quan đến:

- Dịch vụ bay đặc biệt (ngoại trừ đào tạo bay thương mại);

- Điều hành mặt đất;

- Dịch vụ vận hành sân bay.

2. Pháp luật Việt Nam:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

a) Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;

b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;

c) Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Căn cứ pháp lý:

-   CPTPP

-   Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

-   Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

-   Nghị định 89/2019/-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

 

III. Dịch vụ vận tải hàng không

(a) Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không

(b) Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính

(c) Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC 8868**)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

WTO, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP:

- Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Các hãng hàng không nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mình hoặc các đại lý tại Việt Nam

- Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: Không hạn chế, trừ biện pháp đã nêu tại Phương thức 1 (Phương thức 1: Không hạn chế, ngoại trừ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông công cộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam.)

- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay (CPC 8868**):

WTO, VJFTA: cho phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51%. Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

VKFTA, EVFTA: cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

 

IV. Dịch vụ vận tải bằng đường bộ

a) Vận tải hành khách (CPC 7121 + 7122)

b) Vận tải hàng hóa (CPC 7123)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định và Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%.

- Tùy theo nhu cầu thị trường (trong số các tiêu chí để xem xét, có thể sử dụng các tiêu chí: khả năng tạo công ăn việc làm; khả năng tạo ngoại tệ; khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, bao gồm cả kỹ năng quản lý; khả năng giảm bớt ô nhiễm công nghiệp; đào tạo nghề cho công nhân Việt Nam; v.v..), liên doanh trong đó vốn góp nước ngoài không quá 51% được phép thành lập để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa. 100% lái xe của liên doanh phải là công dân VN.

Riêng AFAS: Được cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa thông qua liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 70%.

Căn cứ pháp lý:

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP.

-   Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

 

V. Dịch vụ vận tải bằng đường sông (thủy nội địa)

a) Vận tải hành khách (CPC 7221)

b) Vận tải hàng hóa (CPC 7222)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định và Pháp luật Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% tổng vốn pháp định.

Riêng AFAS: Được phép cung cấp dịch vụ thông qua việc thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51% tổng vốn pháp định.

Căn cứ pháp lý:

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

 

VI. Dịch vụ vận tải bằng đường biển

a) Vận tải hành khách, trừ vận tải nội địa (CPC 7211)

b) Vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

Quy định tại các Hiệp định:

a) Thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam:

Được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên các tàu biển treo cờ Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

Riêng EVFTA: Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh

Riêng AFAS: Vận tải hàng hóa, trừ vận tải nội địa (CPC 7212): Được phép thành lập liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 70% vốn pháp định của liên doanh.

b) Các hình thức hiện diện thương mại khác để cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế[1]: Các công ty vận tải biển nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:

c) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động như mô tả dưới đây:

-      Bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ;

-      Đại diện cho chủ hàng;

-      Cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu;

-      Chuẩn bị tài liệu hoặc chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan và chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển;

-      Cung cấp dịch vụ vận tải biển bao gồm dịch vụ vận chuyển nội bộ bằng tàu mang cờ Việt Nam để cung cấp dịch vụ vận tải [suốt].

-      Thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc nhận hàng khi có yêu cầu.

-      Đàm phán và ký hợp đồng vận chuyển đường bộ, đường sắt, vận tải thủy nội địa liên quan tới hàng hóa do công ty vận chuyển

Các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế được sử dụng các dịch vụ sau đây tại cảng dựa trên các điều kiện hợp lý và không phân biệt đối xử:

1.       Hoa tiêu;

2.       Lai dắt;

3.       Cung cấp lương thực, thực phẩm nhiên liệu và nước;

4.       Thu gom nước và nước dằn thải;

5.       Dịch vụ của cảng vụ;

6.       Phao tiêu báo hiệu;

7.       Các dịch vụ trên bờ cần thiết cho hoạt động của tàu, bao gồm thông tin liên lạc, cung cấp điện và nước;

8.       Trang thiết bị sửa chữa khẩn cấp;

9.       Dịch vụ neo đậu, cập cầu và neo buộc tàu;

10.   Tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải.[2]

Căn cứ pháp lý

-   WTO, AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP

-   Nghị định số 160/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.

-   Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

 

VII. Dịch vụ vận tải bằng đường ống (CPC 713)

Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường:

CPTPP: Phụ lục NCM II-VN-27: Dịch vụ vận tải đường ống

Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng và duy trì bất kỳ biện pháp nào liên quan đến các phân ngành nêu trên.



[1] khả năng để các công ty vận tải biển nước ngoài thực hiện các hoạt động ở Việt Nam liên quan tới hàng hóa do các công ty đó vận chuyển và cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp cho khách hàng của họ, trong đó vận tải biển  quốc tế là công đoạn  chính và do công ty vận tải biển liên quan  cung cấp

[2] Đi với việc tiếp cận và s dng đại lý hàng hải được quy đnh trong ct Cam kết b sung, khi vận tải đường b, đưng thu ni đa, vận tải ven biển và trong đất lin, các dịch v h trợ liên quan không được quy đnh đầy đ trong biểu cam kết thì ngưi khai thác dịch v vn tải đa phương thức có th tiếp cn các nhà cung cp dch v đại ng hải ca Việt Nam đ thuê xe tải, toa xe đường sắt, xà lan hoặc các thiết b liên quan với mc đích giao nhận trong ni địa hàng hoá được vận chuyển bng đưng biển quc tế.

Số lượt đọc: 3686
Thông báo