BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Ba, 26/11/2024
Tin dự án
Cargill công bố đầu tư dự án mới 28 triệu USD
Thứ Năm, 18/06/2020 11:51

Kỷ niệm 25 năm thành lập, nhà đầu tư Mỹ Cargill đã thông báo về kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 28 triệu USD.

Đối với giai đoạn 2018-2020, tập trung xử lý các vướng mắc, thúc đẩy giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đã được ký kết; tiếp tục lựa chọn và chuẩn bị các dự án đầu tư công tốt (dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính), sẽ giải ngân sau 2020 để đảm bảo sự liên tục, không bị sụt giảm đột ngột vốn đầu tư phát triển giai đoạn sau 2020. Tuy nhiên cần phải sàng lọc, lựa chọn các dự án tốt, hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời đảm bảo không vượt trần bội chi ngân sách và các chỉ tiêu an toàn nợ công do Quốc hội phê duyệt.

Tập trung sử dụng vốn vay vào một số lĩnh vực chủ chốt, các công trình trọng điểm thực sự quan trọng, có tác dụng lan tỏa rộng, có tính chất kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển vùng, miền và cần thẩm định, đánh giá dự án một cách chặt chẽ, khách quan, minh bạch để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài.

Chỉ sử dụng vốn vay nước ngoài cho các lĩnh vực/dự án mà vốn đầu tư công trong nước chưa đáp ứng được, khu vực tư nhân không có động lực để đầu tư do không có lợi nhuận hoặc một số lĩnh vực đặc thù cần Nhà nước đầu tư để kiểm soát và quản lý giá nhằm tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế khác như cảng sông, cảng biển… Khuyến khích tư nhân tham gia cùng nhà nước đầu tư giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu áp dụng cơ chế để doanh nghiệp vay nguồn vốn của WB, ADB và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ khác không cần bảo lãnh của Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án lĩnh vực năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu.

Vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

Ưu tiên sử dụng ODA để xóa đói giảm nghèo

Nguyên tắc sử dụng viện trợ không hoàn lại, ưu tiên sử dụng để xóa đói giảm nghèo; các lĩnh vực xã hội; xây dựng chính sách phát triển thể chế và nguồn nhân lực; chuyển giao kiến thức và công nghệ; phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị các dự án kết cấu hạ tầng có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc đồng tài trợ cho các dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay.

Vốn vay ODA, ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng giao thông thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có quy mô lớn, mang tính lan tỏa cao, có tính chất liên vùng, phù hợp quy hoạch, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền.

Vốn vay ưu đãi, ưu tiên sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, có khả năng tạo ra nguồn thu để trả nợ; các dự án vay về để cho vay lại.

Đối với một số chương trình, dự án quan trọng cần ưu tiên và không có khả năng tạo nguồn thu để trả nợ hoặc thuộc diện cấp phát khác, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sử dụng vốn vay ưu đãi đối với từng trường hợp cụ thể.

Đối với giai đoạn 2021-2025, sử dụng vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô. Cần có quá trình thẩm định, đánh giá chặt chẽ, khách quan, minh bạch thông qua xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, lựa chọn dự án theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Ưu tiên sử dụng cho các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội, trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, nhất là các dự án có khả năng tạo nguồn thu ngoại tệ trong trung và dài hạn để tăng cường năng lực trả nợ của quốc gia, ví dụ: các dự án giải quyết nút thắt cơ bản về hạ tầng (giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo…), phát triển nông nghiệp thông minh (thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, điện khí hóa nông nghiệp…), kích thích các ngành hoặc hoạt động xuất khẩu, các dự án đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

Ưu tiên các dự án có tính chất hàng hóa công cộng, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ, kỹ năng. Tập đoàn Cargill vừa thông báo về kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy mới ở khu vực miền Nam trị giá 28 triệu USD nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Công bố này được đưa ra đúng dịp Cargill kỷ niệm 25 năm hoạt động tại Việt Nam. Nhà máy sẽ được trang bị công nghệ hiện đại nhất, tập trung vào các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt và các sản phẩm premix (chất bổ sung) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản trong nước. 

“Chặng đường 25 năm qua là hành trình vô cùng tuyệt vời đối với Cargill tại Việt Nam. Chúng tôi lạc quan về tương lai của Cargill cũng như của các hộ nông dân và các cộng đồng dân cư trên cả nước. Cargill cam kết tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam”, ông John Fering, Tổng giám đốc Ngành Thức ăn Chăn nuôi của Cargill Thái Lan và Việt Nam nói.

Trả lời câu hỏi của Báo Đầu tư, ông John Fering cũng cho biết, Cargill sẽ tiếp tục đầu tư để mang đến cho khách hàng Việt Nam những cải tiến công nghệ và sản phẩm chất lượng cao về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cộng đồng địa phương, kiến tạo tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ mai sau của Việt Nam.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì đầu tư ồ ạt để mở rộng cơ sở sản xuất như trước đây, chúng tôi sẽ tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực phục vụ thị trường, cũng như mang khoa học - công nghệ để hỗ trợ các hộ nông dân Việt Nam”, ông John Fering nói.

Cũng theo ông John Fering, thì ngoài lĩnh vực đầu tư hiện hữu, Cargill cũng sẽ tính tới khả năng nghiên cứu đầu tư đa lĩnh vực tại Việt Nam.

“Chúng tôi cũng quan tâm tới M&A. Nếu có dự án tốt và có chung chiến lược phát triển, Cargill sẽ thảo luận để cùng hợp tác, phát triển”, ông John Fering nói.

Là một trong những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên đầu tư tại Việt Nam, sau khi Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trong 25 năm qua, Cargill đã không ngừng vươn lên và trở thành một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam. 

Công ty đã và đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, giải pháp và dịch vụ cần thiết đối với hoạt động chăn nuôi an toàn, hiệu quả, và có sức cạnh tranh trong thị trường.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cargill đã đầu tư hơn 160 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng 11 nhà máy sản xuất dinh dưỡng vật nuôi, 01 kho cung ứng ngũ cốc và hạt có dầu và 02 trung tâm ứng dụng công nghệ cho tôm và cá. 

Cargill hiện có gần 1.500 nhân viên tại Việt Nam, và kể từ khi có mặt tại Việt Nam, Cargill đã liên tục thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phương pháp chăn nuôi đến với người chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi trồng thủy sản Việt Nam thông qua những kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và năng lực chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Thông qua các buổi hội thảo tập huấn về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi từ năm 1997, Cargill đã đào tạo cho hơn 1,7 triệu nông dân về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng vật nuôi, cũng như kỹ năng quản lý trang trại. 

Bên cạnh đó, trong 1/4 thế kỷ hoạt động tại Việt Nam, Cargill cũng rất tích cực trong thực hiện các chương trình Trách nhiệm xã hội (CSR) để hỗ trợ cộng đồng nơi Cargill hiện diện. 

Từ năm 1996, Quỹ Cargill Cares đã kết nối đội ngũ nhân viên, khách hàng, nhà cung ứng, và đối tác để chung tay thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng. Cargill đã quyên góp được tổng số trên 5,5 triệu USD cho các dự án CSR, đặc biệt chú trọng vào xây dựng trường học và cung cấp cơ sở vật chất giáo dục chất lượng, phục vụ cho hơn 15.000 học sinh mỗi năm. 

Để đánh dấu cột mốc 25 năm thành lập tại Việt Nam, Cargill đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu xây dựng và cải tạo 100 trường học tại các khu vực nông thôn thuộc 50 tỉnh thành trên cả nước. Ngôi trường thứ 100 do Cargill tài trợ xây dựng được đặt tại Trường TH Văn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã được khánh thành vào ngày 11/12/2020.

“Chúng tôi rất tự hào vì những thành quả mà Cargill Việt Nam đã đạt được, và cam kết tiếp tục đầu tư, đóng góp cho sự phát triển của thị trường Việt Nam với rất nhiều tiềm năng trong tương lai”, ông Nguyễn Bá Luân, Trưởng đại diện Tập đoàn Cargill tại Việt Nam, nói.

Số lượt đọc: 458
Thông báo