BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 12/01/2025
Tin dự án
Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ Ba, 26/05/2020 08:35

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020, Bình Dương thu hút ĐTNN đạt 774,57 triệu USD, đứng thứ 6/57 địa phương có thu hút ĐTNN từ đầu năm đến thời điểm hiện tại

1. Tình hình ĐTNN tại Bình Dương 5 tháng đầu năm 2020

Trong 5 tháng đầu năm 2020, tình hình đầu tư nước ngoài ở tỉnh Bình Dương như sau:

- Cấp mới: 53 dự án. Tương đương với số vốn đăng ký cấp mới 289.47 triệu USD.

- Điều chỉnh: 49 lượt dự án. Tương đương với vốn đăng ký điều chỉnh 200.43 triệu USD.

- Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: 239 lượt. Tương đương giá trị 284.67 triệu USD.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2020, Bình Dương thu hút ĐTNN đạt 774,57 triệu USD, đứng thứ 6/57 địa phương có thu hút ĐTNN từ đầu năm đến thời điểm hiện tại (sau Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Nam) và đạt 62% so với cùng kỳ năm 2019. Trong 5 tháng đầu năm này, khoảng trên 85% dự án có quy mô dưới 10 triệu USD. Giá trị vốn bình quân của dự án đạt 9.07 triệu USD.

 

TT

Địa phương

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượt dự án tăng vốn

Vốn đăng ký tăng thêm
(triệu USD)

Số lượt góp vốn mua cổ phần

Giá trị góp vốn, mua cổ phần

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

5T/2019

Bình Dương

90

589.88

50

352.90

228

303.49

1,246.26

5T/2020

Bình Dương

53

289.47

49

200.43

239

284.67

774.57

 

2. Tình hình thu hút FDI tại tỉnh Bình Dương lũy kế đến 20/5/2019

Tính lũy kế đến ngày 20/5/2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 3,842 dự án FDI còn hiệu lực, đến từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,75 tỷ USD, đứng thứ 3/63 địa phương trên cả nước về thu hút ĐTNN (sau TP HCM và Hà Nội). Quy mô vốn bình quân trên 1 dự án là 9,07 triệu USD, thấp hơn quy mô vốn bình quân chung của cả nước là khoảng 11,76 triệu USD.

Trong tổng số 3,842 dự án FDI còn hiệu lực có tới 3,340 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 86,93% số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 23.7313 tỷ USD (chiếm 73,81% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là một số dự án thuộc các lĩnh vực khác như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô; kinh doanh bất động sản; xây dựng; vận tải kho bãi...

Hiện nay, đã có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Bình Dương.Dẫn đầu là Nhật Bản với 316 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,64 tỷ USD (chiếm 16,18 % tổng vốn đầu tư đăng ký).Tiếp theo là Đài Loan với839 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 5,43 tỷ USD (chiếm 15,58 % tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là Singaporevới 247 dự án và 4,188tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 12,01% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhưSamoa, Hàn Quốc, BVI,...

Một nửa số quốc gia và vùng lãnh thổ có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 41 triệu USD. Tuy nhiên, về số lượng dự án, ¾ số nước có số dự án dưới 22 dự án.

3. Nhận xét về tình hình thu hút ĐTNN trong 5 tháng đầu năm trên địa bàn TP HCM

Nhìn chung quy mô vốn của cả dự án cấp mới, đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, đóng góp vào mức giảm chung 37.85% (năm 2019 là 1.246 tỷ USD, sang năm 2020 giảm còn 774.57 triệu USD). Ở 5 tháng đầu năm 2020, quy mô vốn bình quân các dự án cấp mới là 5.46 triệu USD, vốn bình quân 1 lượt đăng ký góp vốn mua cổ phần, phần vốn góp là 1.19 triệu USD.

Nguyên nhân thu hút ĐTNN tại Bình Dương suy giảm trong vài năm gần đây do nguồn lực để thu hút ĐTNN tại địa phương đã không còn nhiều. Bình Dương không còn nhiều đất trống để thu hút đầu tư cũng như khả năng cung ứng lao động số lượng lớn rất hạn chế nên khó có thể thu hút được các dự án quy mô lớn.

Đồng thời, với tác động kép từ đại dịch Covid-19 gây khó khăn trong quá trình di chuyển, nhập cảnh, gặp gỡ, trao đổi của các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, đàm phán, quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng quy mô dự án hiện tại.

4. Một số đóng gópcủa ĐTNN tại Bình Dương

- Trong những năm đầu bắt đầu thời kỳ đổi mới khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế thì vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọngcho nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bình Dương.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng với công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo, đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng tại Bình Dương. Với gần 75% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài đã thu hút các ngành nghề công nghiệp mới sử dụng công nghệ hiện đại và có tác dụng lan tỏa, tăng cường năng lực của nhiều ngành nghề khác.

- Bên cạnh đó, vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo ra việc làm, thu hút lao động tới làm việc tại tỉnh Bình Dương. Với trình độ quản lý hiện đại, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều việc làm, trực tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm.

* Một số dự án nổi bật Bình Dương đã thu hút trong 5 tháng đầu năm 2020

- Dự án 20 của Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp BW Tân Đông Hiệp. Vốn đăng ký 33.592 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản.

- Nhà máy 2 của Công ty TNHH Bao Bì Lập Thịnh. Vốn đăng ký 33 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thùng carton, bao bì...

- Công ty TNHH Sung Shin Solution Việt Nam. Vốn đăng ký 30 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giày dép.

- Dự án công ty TNHH Samson Industries. Vốn đăng ký 26.62 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, đồ gỗ, đồ gia dụng các loại.

4. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức của Bình Dương trong thu hút ĐTNN.

a. Tiềm năng, lợi thế:

- Vị trí thuận lợi: Bình Dương nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực phát triển năng động nhất của cả nước; có lợi thế nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với TP. Hồ Chí Minh.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cũng ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, là điều kiện rất thuận lợi để thu hút đầu tư.

- Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, làm có trách nhiệm và hiệu quả; trong điều hành đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung xúc tiến, mời gọi đầu tư; sâu sát, luôn lắng nghe và kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, đã tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư đến đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

- Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo và chất lượng cao hơn so với hầu hết các tỉnh, thành phố trong khu vực. Là mộtvùng công nghiệp trẻ, năng động và có sức bật cao, có tiềm năng lớn, luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

b. Khó khăn, thách thức:

- Nguồn nhân lực của tỉnh thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa hợp lý, khó đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư.

- Sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực đối với phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng.

- Vấn đề môi trường và xử lý ô nhiễm môi trường cũng đang là một trong những thách thức lớn đối với thu hút đầu tư trong thời gian tới.

- Quy hoạch còn thiếu đồng bộ, chất lượng thấp.

5. Định hướng thu hút ĐTNN của Bình Dương

- Thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, các dự án đầu tư chiều sâu, nâng cấp thiết bị công nghệ, các dự án thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động; chuyển các dự án sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn;

- Thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất tại Việt Nam;

- Các khu công nghiệp chuyển sang phát triển theo hướng khu công nghiệp xanh và khép kín: đô thị - công nghiệp - dịch vụ, góp phần hình thành từng bước các chuỗi đô thị hiện đại, phát triển đồng bộ;

- Ưu tiên hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án hiện hữu để khuyến khích nhà đầu tư tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô.

6. Giải pháp

- Chủ động xúc tiến, đẩy mạnh truyền thông về môi trường đầu tư của tỉnh hòa trong môi trường chung của  sau khi đã khống chế thành công dịch Covid-19, tạo tâm lý an toàn và an tâm cho nhà đầu tư khi đến tìm hiểu và đầu tư tại Việt Nam.

- Khẩn trương rà soát lại nguồn lực hiện có trên địa bàn tỉnh như quỹ đất sạch, nguồn nhân lực đã có đào tạo nghề, ... để sẵn sàng chủ động trong công tác thu hút đầu tư.

- Đẩy nhanh quy trình cấp phép, cắt giảm thủ tục hồ sơ hành chính cho nhà đầu tư bằng cách triển khai và tận dụng cổng hồ sơ trực tuyến, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong quá trình đăng ký cấp phép và tìm hiểu thông tin trong bối cảnh hậu Covid-19.

- Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở hạ tầng, năng lượng trên địa bàn tỉnh để các nhà đầu tư có thể triển khai vận hành ngay sản xuất kinh doanh khi vào đầu tư.

- Xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo nghề giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh  cũng như tạo bước đệm để chuyển giao, lan tỏa kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp.

Số lượt đọc: 1734
Thông báo