a) Phân theo ngành:
Đến nay, Singapore đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 400 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 11,35 tỷ USD; tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 67 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,78 tỷ USD. Tiếp theo là lĩnh vực nghệ thuật và giải trí có 12 dự án số vốn đầu tư đăng ký là 1,79 tỷ USD. Còn lại là các ngành lĩnh vực khác.
b) Phân theo hình thức:
Các nhà đầu tư Singapore đầu tư chủ yếu vào hai hình thức chính là hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư nhất với 897 dự án với số vốn đăng ký đạt 18,36 tỷ USD (chiếm 70% số dự án và 60% tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 340 dự án, số vốn đăng ký là 11,34 tỷ USD (chiếm 27% số dự án và gần 38% tổng vốn đầu tư), còn lại là hai hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm khoảng 2% tổng vốn đầu tư.
c) Phân theo địa phương:
Không kể các dự án dầu khí, đến nay Singapore đã đầu tư vào 44/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh với 625 dự án với số vốn đầu tư đăng ký đạt 7,2 tỷ USD (chiếm 49% số dự án và 24% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là Quảng Nam với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,06 tỷ USD (chỉ chiếm gần 0,1% số dự án và chiếm 13% vốn đăng ký). Thành phố Hà Nội đứng thứ 3 có 199 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 3,92 tỷ USD. Tiếp theo là các địa phương khác Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu...
d) Đầu tư Singapore vào KCN, KKT
Tính đến hết năm 2013, các nhà đầu tư Singapore đã đầu tư hơn 500 dự án, chiếm 10% tổng các dự án đầu tư vào KCN, KKT Việt Nam trong thời gian qua. Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI từ Singapore là 13 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư đăng ký vào KCN, KKT; bằng 40% vốn FDI của Singapore vào Việt Nam.
Một số dự án đầu tư lớn của Singapore tại các KCN, KKT Việt Nam: Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên (3,2 tỷ USD), Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh (2,5 tỷ USD), Khu du lịch Laguna Huế (875 triệu USD), hệ thống KCN VSIP...
Ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư Singapore cũng đã quan tâm và đầu tư vốn vào các dự án phát triển hạ tầng các KCN, KKT. Tính đến nay, có 05 KCN đang hoạt động do các nhà đầu tư Singapore đầu tư, đó là: KCN đô thị VSIP Bắc Ninh, KCN đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, KCN VSIP I và II Bình Dương, KCN đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. Đây đều là những KCN kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn (Nokia, PepsiCo, Nipro Pharma Việt Nam,...), tỷ lệ lấp đầy các KCN cao, hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư đồng bộ, chính sách cho người lao động tốt... (chi tiết ở phần 2)
Nhìn chung, sự phát triển và thành công của các KCN, KKT trong hơn 20 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Singapore. Việt Nam đánh giá cao và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
2. Đầu tư của Việt Nam sang Singapore:
Tính đến cuối tháng 4 năm 2014, Việt Nam có 53 dự án đầu tư tại Singapore với tổng vốn đầu tư 196,4 triệu USD.