BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Hai, 25/11/2024
Tình hình đầu tư
Tình hình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản
Thứ Hai, 26/05/2014 03:27

Tính đến cuối tháng 4 năm 2014, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 2266 dự án và 35,51 tỷ USD tổng vốn đăng ký.

a) Phân theo ngành:

Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 18 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo (1227 dự án, tổng vốn đăng ký 29,9 tỷ USD, kinh doanh bất động sản (30 dự án, tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD), xây dựng (56 dự án,tổng vốn đăng ký 1,06 tỷ USD) ...

b) Phân theo hình thức đầu tư:

Các dự án của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (1.865 dự án, tổng vốn đăng ký 19,53 tỷ USD). Đứng thứ hai là hình thức liên doanh với 364 dự án, tổng vốn đăng ký 14,82 tỷ USD. Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức công ty cổ phần và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

c) Phân theo địa phương:                        

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư vào 49 tỉnh và địa phương trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 9 dự án có tổng vốn đầu tư 9,68 tỷ USD. Đứng thứ hai là Bình Dương với 224 dự án với tổng vốn đầu tư 4,18 tỷ USD. Tiếp theo là các địa phương Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai...

 

2.  Đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản:

Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 26 dự án đầu tư tại Nhật Bản với tổng vốn đầu đăng ký tư là 4,6 triệu USD.

3. Quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam – Nhật Bản

- Nhật Bản là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 30% tổng cam kết viện trợ của các nước cho Việt Nam.

- Năm 2013 là năm thứ 21 liên tiếp Chính phủ Nhật Bản cung cấp ODA cho Việt Nam, với tổng số vốn cam kết hiện nay lên tới xấp xỉ 2000 tỷ JPY, tương đương 21 tỉ USD. Hiện nay, mức viện trợ vốn vay ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam khoảng 200 tỷ Yên/năm, tập trung vào các lĩnh vực chính như sau: (1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế; (2) Cải thiện về mặt xã hội, đời sống và rút ngắn chênh lệch; (3) Bảo vệ môi trường; (4) Nâng cao năng lực quản lý hành chính (là cơ sở cho 3 lĩnh vực nêu trên).

           4.  Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản ( giai đoạn V)

Sau cuộc họp đánh giá giữa kỳ ngành 19/12/2013, đã tiến hành các cuộc họp nhóm WT9 (Dịch vụ), WT17-2 (Hạ tầng), WT 11-1(Hạ tầng). Các cuộc họp thuộc nhóm khách sẽ được tiến hành trong thời gian tới. Dự kiến ngày 23/7/2014, cuộc họp đánh giá giữa kỳ lần thứ 2 sẽ được tổ chức tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số lượt đọc: 225
Thông báo