a) Phân theo ngành:
Các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào 4 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 04 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 64,5 triệu USD (chiếm tới 44% số dự án và 94% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực giáo dục và đào tạo chỉ có 03 dự án nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,45 triệu USD (chiếm 33% số dự án và 5% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các ngành lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp và dịch vụ lưu trú và ăn uống.
b) Phân theo hình thức:
Các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào hai hình thức: hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh. Trong đó, hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án cũng như vốn đầu tư hơn, với 8 dự án và tổng vốn đăng ký 66,2 triệu USD; hình thức liên doanh có 1 dự án, tổng vốn đăng ký là 2,6 triệu USD.
Phân theo địa phương:
Thổ Nhĩ Kỳ mới đầu tư vào 4/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó đứng đầu là Phú Yên với 3 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 60,75 triệu USD (chiếm 33% số dự án và 88% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là Thành phố Hồ Chí Minh với 3 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6,85 triệu USD, (chiếm 33% số dự án và chiếm 10% vốn đăng ký). Tiếp theo là Thành phố Hà Nội và tỉnh Bình Dương.
Một số dự án đầu tư lớn của Thổ Nhĩ Kỳ vào Việt Nam
(1)Dự án Công ty TNHH E rcolith Bausysteme tại tỉnh Phú Yên, cấp phép ngày 11/06/2001 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30 triệu USD với mục tiêu sản xuất cầu kiện bê tông và các sản phẩm xây nhà lắp ghép.
(2)Dự án Công ty TNHH nhà tiền chế RBS Vietnam tại tỉnh Phú Yên, cấp phép ngày 11/06/2001 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30 triệu USD, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất máy, chi tiết phụ tùng cho tàu thuyền.
(3)Dự án Công ty TNHH VIỆT THỔ, cấp phép ngày 11/07/2008 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4 triệu USD địa điểm thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các loại giày, sản phẩm may mặc và phế liệu.
2. Đầu tư của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ
Hiện nay, Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào sang Thổ Nhĩ Kỳ.