Phân theo ngành:
Đến nay, Nhật Bản đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 1213 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 29,82 tỷ USD (chiếm 54,2% tổng số dự án và chiếm 84,3% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 30 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,4 tỷ USD (chiếm 4% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 54 dự án số vốn đầu tư đăng ký là 1,05 tỷ USD (chiếm 3% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các lĩnh vực khác.
Phân theo hình thức:
Các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào 4 hình thức, Trong đó hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án nhất với 1838 dự án, vốn đăng ký đạt 19,4 tỷ USD (chiếm 82,2% tổng số dự án và 54,8% tổng vốn đầu tư); hình thức liên doanh có 362 dự án, số vốn đăng ký là 14,8 tỷ USD (chiếm 16,2% tổng số dự án và 41,8% tổng vốn đầu tư). Còn lại là hai hình thức công ty cổ phần; hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Phân theo địa phương:
Ngoài Dầu khí ngoài khơi ra đến nay Nhật Bản đã đầu tư vào 48/63 tỉnh thành của Việt Nam, trong đó đứng đầu là Thanh Hóa với chỉ 8 dự án nhưng số vốn đầu tư đăng ký 9,67 tỷ USD (chiếm 0,4% tổng số dự án và 27,3% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là Bình Dương với 224 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4,18 tỷ USD (chiếm 10% tổng số dự án và chiếm 11,8% vốn đăng ký). Thủ đo Hà Nội đứng thứ 3 có 538 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 3,86 tỷ USD (chiếm 24,1% tổng số dự án và 10,9% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác.