BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 08/01/2025
Tình hình đầu tư
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng đầu năm 2014
Thứ Ba, 23/12/2014 06:14
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 7 tháng đầu năm 2014

Tính đến 20/7/2014, cả nước có 16.813 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 242,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 118,9 tỷ USD, bằng 49% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân,trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 9.168 dự án, tổng vốn đăng ký 131,3 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 427 dự án, tổng vốnđăng ký 50 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực dịchvụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòavà các lĩnh vực khác.

Đến nay,đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Nhật Bảnlà nhà đầu tư lớn nhất với 2.353 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 36 tỷUSD. Hàn Quốc đứng thứ 2 với 3.901 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 32,8 tỷUSD. Tiếp theo là các nhà đầu tư Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands và Hồng Kong.

ĐTNN đãcó mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫnlà nơi thu hút nhiều nhà ĐTNN nhất với 5.017 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký 35,8tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đăng ký cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 2 với 299 dự án, vốn đăng ký 26,6 tỷ USD, chiếm 11 % tổng vốn đăng ký của cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh và các địa phương khác.

Trong 7 tháng đầu năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngânđược 6,8 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm2013, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 5,1 tỷ USD.

Xuất khẩucủa khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 7 tháng đầu năm 2014 đạt 55,8  tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2013 vàchiếm 66,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 51,221 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ2013 và chiếm 61,34% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vựcĐTNN đến tháng 7 năm 2014 đạt 46 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2013 vàchiếm 56% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 7 tháng, khu vực ĐTNN kể cả dầukhí xuất siêu 9,78 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 1,25 tỷ USD.

Theo cácbáo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 7 năm 2014 cả nước có 889 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký6,85 tỷ USD, bằng 99,1% so với cùng kỳ năm2013.

Đến 20tháng 7 năm 2014, có 300 lượt dự án đăng kýtăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,67tỷ USD, bằng 53,7% so với cùng kỳ năm 2013.

Tínhchung cả cấp mới và tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nướcngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 9,53 tỷUSD, bằng 80,1% so với cùng kỳ 2013.

 Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến,chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoàivới 448 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,66 tỷUSD, chiếm 69,9%tổng vốn đầu tư đăng ký trong 7 tháng năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh bất động sảnđứng thứ 2 với 20 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăngthêm là 1,13 tỷ USD, chiếm 11,9%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 69 dự ánđăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 547,58 triệu USD, chiếm5,7%.  Tiếp theo là lĩnh vực Y tế và trợgiúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 379,7 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư: Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 46 quốc gia và vùnglãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tưđăng ký cấp mới và tăng thêm 3,13 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư vào ViệtNam; Hồng Kông  đứng vị trí thứ hai vớitổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,15 tỷ USD, chiếm 12,1 % tổngvốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới vàtăng thêm là 1,11 tỷ  USD, chiếm 11,7%tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăngký cấp mới và tăng thêm khoảng 804,6 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư vàoViệt Nam.

Theo địa phương: Trong 7 tháng đầu năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 45 tỉnh,thành phố trong cả nước. Trong đó dẫn đầu về đầu tư nước ngoài là Bắc Ninh với 1,33tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ ChíMinh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,07 tỷ USD, chiếm11,2%. Bình Dương đứng thứ 3 với 1,05 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm,chiếm 11%. Tiếp theo là Đồng Nai,  HảiPhòng, Hà Nội với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 818,5 triệu USD; 640,4 triệuUSD và 612,03 triệu USD.

Nhìn chung, tình hình đầu tưnước ngoài trong 7 tháng đầu năm đạt kết quả tốt: tốc độ giải ngân ĐTNN trong 7tháng đầu năm vẫn đạt kết quả khả quan: tăng 2,3% so với cùng kỳ 2013, mặc dù bốicảnh nền kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Consố này cho thấy rằng các nhà đầu tư đã có những nhận định tích cực về triểnvọng đầu tư của Việt Nam trong thời gian tới nên họ đã mạnh dạn giải ngân vốnđể triển khai các dự án đầu tư mặc dù bối cảnh kinh tế chung vẫn còn nhiều khókhăn. Đây là một tín hiệu tích cực và chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực để đápứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy hơn nữa vốn giải ngân trongthời gian tới.  Xuất khẩu của khu vựcĐTNN tiếp tục tăng trưởng tốt, tăng 15% so với cùng kỳ 2013 và chiếm tỷ trọngngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm 66,8% tổng kim ngạch xuấtkhẩu trong 7 tháng đầu năm). Đặc biệt, khu vực ĐTNN trong 7 tháng đầu năm 2014đã xuất siêu 9,78 tỷ USD trong khi cả nước nhập siêu 1,25 tỷ USD. Cơ cấu đầu tưtheo hướng tích cực: phần lớn ĐTNN vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chếbiến chế tạo (chiếm 69,8% trong 7 tháng) và tiếp tục có tác động tích cực đếnsự phát triển các ngành công nghiệp của Việt Nam, phù hợp với chủ trương côngnghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta.

 Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cựcnhưng tiến độ giải ngân vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp FDI trong 7 tháng vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năngcủa khối doanh nghiệp này. Số các dự án quy mô lớn giảm nhiều so với cùng kỳnăm 2013, phần lớn các dự án được cấp phép trong 7 tháng là dự án quy mô nhỏ.

Số liệu đính kèm

Số lượt đọc: 2265
Thông báo