Hiện Hàn
Quốc là nhà đầu tư hàng đầu tại VN, trong khi đó VN là đối tác thương mại lớn
thứ 9 của Hàn Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương 10 tháng đầu năm
2014 đạt gần 24 tỷ USD. Hàn Quốc giữ vị trí quán quân trong đầu tư FDI vào VN với
tổng số vốn đầu tư mới trong 10 tháng năm 2014 đạt hơn 3,6 tỷ USD.
- Trong
bối cảnh như vậy, ông có dự báo gì về đầu tư của các DN Hàn Quốc vào VN sau khi
VKFTA được ký kêt?
Hiện có
nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã có mặt và đầu tư tại VN và tiếp tục có ý định
mở rộng đầu tư sau khi FTA hai nước thông qua. VN đang ngày trở thành điểm đến
đầu tư hấp dẫn cho các DN Hàn Quốc tại khu vực ASEAN. Theo tôi, thương mại hai
nước sẽ tăng mạnh. Điều nhìn thấy rất rõ là Hàn Quốc sẽ nhập khẩu nhiều mặt
hàng của VN, VN cũng sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa, máy móc từ Hàn Quốc nhờ
những ưu đãi từ Hiệp định này. Hiện nay Hàn Quốc đang xuất siêu sang VN, tôi kỳ
vọng sau khi FTA thông qua sẽ cải thiện được tình hình cán cân thương mại hai nước.
Không chỉ
có vậy, lượng đầu tư từ Hàn Quốc sang VN sẽ tăng mạnh, bởi hiện có nhiều DN, tập
đoàn muốn mở rộng đầu tư, sản xuất tại VN và XK sang nước thứ 3. Hơn nữa, với
những chính sách mới về cấp phép lao động, chắc chắn cũng sẽ có nhiều người Hàn
Quốc sang VN tìm cơ hội kinh doanh và ngược lại.
- Cụ thể,
lĩnh vực nào sẽ đột phá sau khi FTA được thông qua, thưa ông?
Khi
các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc đầu tư vào VN bao giờ cũng kéo theo các vệ
tinh là các DNNVV để làm công nghiệp phụ trợ.
|
Nội dung
và chi tiết cụ thể sẽ được công bố sau, tuy nhiên tôi kỳ vọng vào sự mở rộng
danh mục thông thương giữa 2 nước với khoảng 19.000 mục sản phẩm của Hàn Quốc
và 6.000 mục sản phẩm của VN theo VKFTA sẽ nhận được ưu đãi và hỗ trợ tích cực.
Đặc biệt, một số lĩnh vực, sản phẩm như: May mặc, nông lâm thủy sản… sẽ được đẩy
mạnh giao thương cũng như
đầu tư sẽ tăng nhờ những ưu đãi về thuế suất. Đây
cũng là thế mạnh của VN trong khi đó các DN Hàn Quốc có thế mạnh về vốn, công
nghệ, quản trị…
- Câu
chuyện Samsung mở rộng đầu tư vào VN trong năm qua có phải là một điển hình về
việc các DN Hàn Quốc sẽ chuyển hướng đầu tư từ các nước sang VN để đón đầu các
cơ hội từ FTA?
Hiện nay,
tập đoàn Samsung đã đầu tư hơn 10 tỉ USD vào VN, tôi cho rằng sản lượng XK của
Samsung đóng góp khá lớn vào việc xuất siêu của VN trong năm qua.Tuy nhiên,
Samsung là tập đoàn đa quốc gia, hiện sản lượng điện thoại di động của Samsung
XK tới 97 – 98% ra thế giới, chứ không chỉ phục vụ thị trường 2 nước. Do đó, việc
Samsung đầu tư vào VN không hẳn đón đầu FTA mà quan trọng Samsung đánh giá cao
nhưng chính sách thu hút FDI thông thoáng của VN, nguồn lao động dồi dào, khéo
léo… Đó là những lý do chính Samsung đã quyết định mở rộng đầu tư và lấy VN làm
cứ điểm sản xuất quan trọng của tập đoàn trên thế giới.
- Theo ông, VN cần cải thiện môi trường đầu tư theo
hướng nào để tận dụng tối đa dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc sau khi VKFTA chính thức
được thông qua?
Như tôi
đã nói ở trên, hiện có nhiều tập đoàn Hàn Quốc đang lên kế hoạch mở rộng đầu tư
vào VN. Điều đáng nói là khi các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc đầu tư vào
VN bao giờ cũng kéo theo các vệ tinh là các DNNVV để làm công nghiệp phụ trợ.
Vì vậy, trong việc xây dựng chính sách, VN không nên chỉ quan tâm tới thu hút
các DN lớn mà cần đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng cơ chế thông thoáng để thu
hút các DNNVV. Hiện nay, còn rất nhiều các DNNVV Hàn Quốc muốn đầu tư vào VN
sau khi FTA được thông qua, nhưng họ rất khó vào vì các chính sách ưu đãi về
thuế, đất đai… hiện mới chỉ tập trung vào các DN lớn và vừa. Chính vì vậy, các
DNNVV rất muốn vào nhưng lại có nhiều rào cản, trong khi việc xuất hiện của các
DNNVV sẽ góp phần vào sự thành công của các DN lớn.
Tôi cho
rằng, VN cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng tập trung vào
các DNNVV, chẳng hạn như vấn đề giấy phép lao động, quản lý visa… cho người nước
ngoài, ngoài ra các vấn đề cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính…. Vẫn là những vấn
đề có tác động không nhỏ tới sự quyết tâm đầu tư của các DNNVV Hàn Quốc vào VN
sau giai đoạn FTA chính thức được thông qua.
- Xin cảm
ơn ông!
Quốc Anh
thực hiện