BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Tư, 25/12/2024
Vùng, Thông tin
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 3 và quý I/2020
Thứ Ba, 19/05/2020 09:57
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 3 và quý I/2020

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 3/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 17,4% so với tháng 2 năm 2020. Tháng 3/2020, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng so với tháng trước, trong đó xuất khẩu đạt 24,13 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước (tương ứng tăng 3,28 tỷ USD); nhập khẩu đạt 22,15 tỷ USD, tăng 19,2% (tương ứng tăng 3,57 tỷ USD).

1. Đánh giá chung

Tính đến hết tháng 3/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7% (tương ứng tăng 6,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 63,23 tỷ USD, tăng 7,5% và nhập khẩu đạt 59,49 tỷ USD, tăng 3,7%.

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 3/2020 thặng dư 1,98 tỷ USD, qua đó đưa mức thặng dư thương mại của cả nước trong quý I/2020 đạt 3,74 tỷ USD.

Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 3 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2020

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 3/2020 đạt 29,28 tỷ USD, tăng 14,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong quý I/2020 đạt 77,37 tỷ USD, tăng 3,8%, tương ứng tăng 2,85 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 16,33 tỷ USD, tăng 13% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong quí I/2020 lên 42,55 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2020 đạt 12,94 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 3 tháng/2020 đạt 34,82 tỷ USD, tăng 4,1% so với 3 tháng/2019.

Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2020 có mức thặng dư trị giá 3,39 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong quí đầu của năm 2020 lên mức thặng dư trị giá 7,74 tỷ USD.

2. Thị trường xuất nhập khẩu

Trong quí  I/2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong 3 tháng/2020 với thị trường này đạt 79,52 tỷ USD, tăng 4 % so với cùng kỳ năm 2019, trong đó trị giá xuất khẩu là 31,47 tỷ USD, tăng 5,1% và trị giá nhập khẩu là 48,04 tỷ USD, tăng 3,3%.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 24,35 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2019 và là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 tháng đầu năm nay.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 15,16 tỷ USD, giảm 2,8%; châu Đại Dương: 2,37 tỷ USD, tăng 10,2% và châu Phi: 1,33 tỷ USD, giảm 2% so với quý I/2019.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn quý I/2020

 

Thị trường

Xuất khẩu

Nhập khẩu

 

 

Kim ngạch
(Tỷ USD)

So với năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch
(Tỷ USD)

So với năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

 

 

Châu Á

31,47

5,1

49,8

48,04

3,3

80,7

 

 

- ASEAN

6,30

1,4

10,0

7,40

-6,3

12,4

 

 

- Trung Quốc

9,33

24,1

14,7

16,16

-0,3

27,2

 

 

-Hàn Quốc

4,71

1,3

7,4

11,81

3,2

19,9

 

 

- Nhật Bản

4,99

7,2

7,9

4,88

14,2

8,2

 

 

Châu Âu

10,65

-6,1

16,8

4,51

6,1

7,6

 

 

- EU(28)

9,68

-5,1

15,3

3,62

6,7

6,1

 

 

Châu Đại Dương

1,13

6,4

1,8

1,25

14,0

2,1

 

 

Châu Mỹ

19,22

22,1

30,4

5,13

5,8

8,6

 

 

- Hoa Kỳ

15,95

19,9

25,2

3,55

16,8

6,0

 

 

Châu Phi

0,77

7,1

1,2

0,56

-12,2

0,9

 

 

Tổng

63,23

7,5

100,0

59,49

3,7

100,0

 

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

 

 

3. Xuất khẩu hàng hóa

Xuất khẩu hàng hóa trong tháng 3/2020 đạt 24,13 tỷ USD, tăng 15,7% về số tương đối và tăng 3,28 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Đóng góp vào mức tăng này chủ yếu là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 946 triệu USD, tương ứng tăng 34,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 447 triệu USD tương ứng tăng 9,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 312 triệu USD tương ứng tăng 18,9%;... so với tháng trước.

Tổng trị giá xuất khẩu trong Quí I/2020 tăng 7,5%, tương ứng tăng 4,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các mặt hàng tăng trưởng mạnh là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,03 tỷ USD, tương ứng tăng 28,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 1,12 tỷ USD, tương ứng tăng 28,2%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 752 triệu USD, tương ứng tăng 6,2%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 314 triệu USD, tương ứng tăng 13,9%; giày dép các loại tăng 223 triệu USD, tương ứng tăng 5,7%...

Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu đạt của 10 nhóm hàng lớn nhất trong Quí I/2020 so với Quí I/2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Điện thoại các loại và linh kiện:

Tháng 3/2020 xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 5,32 tỷ USD, tăng 9,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong Quí I/2020 đạt 12,88 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 2,95 tỷ USD, giảm 13,4%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 2,67 tỷ USD, tăng 1,1%; sang thị trường Trung Quốc đạt 1,98 tỷ USD, tăng gấp 3,87 lần; sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,23 tỷ USD, giảm 1,4%... so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 3 đạt 3,69 tỷ USD, tăng 34,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong Quý I/2020 đạt 9,08 tỷ USD tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 2,58 tỷ USD, tăng mạnh 45,9% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường EU (28 nước) đạt 1,17 tỷ USD, giảm 5,4%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt gần 1,96 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần; sang Hồng Kông đạt 686 triệu USD, tăng 24,5%; sang Hàn Quốc đạt 628 triệu USD, giảm 12%...

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3 đạt 2,34 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong Quý I/2020 đạt 7,03 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong Quý I, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 3,3 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản với 914 triệu USD, tăng 2%; thị trường EU (28 nước) đứng thứ ba với 806 triệu USD, giảm 6,1%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 3/2020 đạt 1,96 tỷ USD, tăng 18,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 5,1 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 3 tháng đầu năm 2020 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,6 tỷ USD, tăng mạnh 65,2%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 843 triệu USD, tăng 37,8%; Hàn Quốc với gần 500 triệu USD, tăng 50,5% so với cùng thời gian năm 2019; Nhật Bản với 495 triệu USD tăng 10%...

Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)

Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,62 tỷ USD, tăng 32,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng đẩu năm đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với 1,15 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2019; tiếp theo là thị trường EU (28 nước) là 684 triệu USD, tăng 5,5%; sang Hoa Kỳ với 402 triệu USD, tăng 7%...

Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 3/2020 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong quý I/2020 đạt 4,15 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2019. 

Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong quý I/2020 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 1,56 tỷ USD (tăng 10%) và 1,05 tỷ USD (giảm nhẹ 0,7%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 2,61 tỷ USD, chiếm 62,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 986 triệu USD, tăng 32% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 2,58 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ trong 3 tháng/2020 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước; sang Nhật Bản với 324 triệu USD, tăng 7,1%; sang Trung Quốc với 332 triệu USD, tăng 35,5%; …

Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 770 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng/2020 đạt 2,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 3 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 611 triệu USD, giảm 4%; sang Hoa Kỳ đạt 409 triệu USD, tăng 14,5%; sang Singapore đạt trị giá 151 triệu USD, giảm 21,9% …

Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 629 triệu USD, tăng 25,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng đầu năm nay đạt 1,61 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng thời gian năm 2019.

Hàng thủy sản trong 3 tháng tính từ đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 313 triệu USD; tăng 2,2%; Hoa Kỳ: 286 triệu USD, tăng 1,2%; EU (28 nước) với 242 triệu USD, giảm 13,2%; Trung Quốc: 140 triệu USD, giảm 27,6%… so với một năm trước đó.

Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 3 đạt 816 nghìn tấn, với trị giá đạt 454 triệu USD, tăng 18,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 3 tháng từ đầu năm 2020 đạt 1,99 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 12,8% về lượng nhưng giảm 2,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tính đến hết tháng 3/2020 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 364 nghìn tấn, giảm 18,6%; Ma-lai-xi-a: 202 nghìn tấn, tăng 16,9%; In-đô-nê-xi-a: 196 nghìn tấn, giảm 10,3%; Thái Lan: 181 nghìn tấn, tăng 68,3%... so với cùng kỳ năm trước.

Túi xách, ví, vali, mũ và ô, dùtrị giá xuất khẩu trong tháng là 304 triệu USD, tăng 21% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 3 tháng đầu năm nay đạt 847 triệu USD, tăng nhẹ 0,9% so với cùng thời gian năm trước.

Trong 3 tháng tính từ đầu năm, mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ và ô, dù chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Hoa Kỳ với 344 triệu USD, giảm nhẹ 0,1%; Nhật Bản: 112 triệu USD; tăng 6,7%... so với cùng kỳ năm 2019.

4. Hàng hóa nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3/2020 là 22,15 tỷ USD, tăng 19,2% về số tương đối và tăng 3,57 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh ở các nhóm hàng như: nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày tăng 627 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 624 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 606 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 249 triệu USD; hóa chất & sản phẩm hóa chất tăng 243 triệu USD, dầu thô tăng 110 triệu USD……

Tính đến hết tháng 3/2020, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 59,49 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng tăng chủ yếu là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 1,96 tỷ USD; dầu thô tăng 721 triệu USD; điện thoại các loại & linh kiện tăng 480 triệu USD; hóa chất & sản phẩm hóa chất tăng 270 triệu USD; lúa mì tăng 127 triệu USD. Bên cạnh đó, có một số nhóm hang biến động giảm mạnh như: nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày giảm 373 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 321 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 318 triệu USD; sắt thép các loại giảm 256 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 255 triệu USD.

Biểu đồ 3: Trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất trong Quí I/2020 so với Quí I/2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2020 là 5,06 tỷ USD, tăng 13,6% so với tháng 2, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm này trong 3 tháng đầu năm nay đạt 13,75 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ thời gian năm trước.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 3 tháng/2020 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 4,66 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019, đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 2,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3%; tiếp theo là thị trường Đài Loan với 1,53 tỷ USD, tăng 32,6%...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 3,03 tỷ USD, tăng 25,9% so với tháng trước. Trong 3 tháng đầu năm, nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 8,23 tỷ USD giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu trong 3 tháng qua có xuất xứ từ: Trung Quốc đạt 3,17 tỷ USD, giảm nhẹ 0,9%; từ Hàn Quốc đạt 1,53 tỷ USD, giảm 1,7% và từ Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, giảm 0,6%... so với cùng thời gian năm 2019.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy): nhập khẩu trong tháng 3 đạt trị giá 2,11 tỷ USD, tăng 42,4% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm đạt 5,09 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên phụ liệu cho ngành dệt, may, da, giầy các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với trị giá 2,24 tỷ USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc với 602 triệu USD; giảm 12%; từ Đài Loan đạt trị giá 576 triệu USD, tăng 2,3%…

Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,19 tỷ USD, tăng 26,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 3/2020 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 3,27 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong quý I/2020 cho Việt Nam với trị giá chiếm 92,8% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước, trong đó: từ Trung Quốc là 1,56 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 1,47 tỷ USD, tăng 29%…

Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo: Trong tháng 3/2020, nhập khẩu hai nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,43 tỷ USD, tăng 16,8% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này trong 3 tháng tính từ đầu năm đạt 3,72 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các quốc gia: Trung Quốc với 992 triệu USD tăng 25,6%; Hàn Quốc đạt 896 triệu USD tăng 1%; Đài Loan đạt 354 triệu USD tăng 2,5%... so với 3 tháng/2019.

Sắt thép các loại: trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 819 triệu USD, tăng 30,4% về lượng và tăng 33,6% về trị giá. Trong 3 tháng/2020, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 3,3 triệu tấn, trị giá 2 tỷ USD, giảm 1,8% về lượng và giảm 11,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong quý I/2020, sắt thép các loại nhập vào Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ: Trung Quốc với 932 nghìn tấn, trị giá đạt 576 triệu USD, giảm 32,3% về lượng, và giảm 33,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản với 612 nghìn tấn, trị giá đạt 358 triệu USD, tăng 39,4% về lượng và tăng 17,7% về trị giá; Hàn Quốc với 488 nghìn tấn, trị giá 350 triệu USD, tăng 12,1% về lượng, nhưng giảm 1,2% về trị giá …

Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất: nhập khẩu hai nhóm hàng này trong tháng 3/2020 có trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 28,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu hai  nhóm hàng này trong quý I/2020 đạt 2,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 3 tháng tính từ đầu năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hóa chất và sản phẩm từ các quốc gia: Trung Quốc với 853 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019; Hàn Quốc với 326 triệu USD, tăng 19,7%; Đài Loan với 319 triệu USD, giảm 2,1%...

Xăng dầu các loại:  Lượng nhập khẩu trong tháng 3/2020 đạt 487 nghìn tấn, trị giá 200 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 36,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết Quí I/2020 tổng lượng nhập khẩu xăng dầu các loại đạt 1,84 triệu tấn, trị giá 980 triệu USD, giảm 11,5% về lượng và giảm 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong quý I/2020 chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với 431 nghìn tấn, tăng 9%; Trung Quốc với 371 nghìn tấn, tăng 3,6%; Singapore với 358 nghìn tấn, giảm 26,6%; Ma-lai-xi-a với 396 nghìn tấn, giảm 36,6%... so với 3 tháng/2019.

Theo Tổng cục Hải quan
Số lượt đọc: 676
Thông báo