Riêng 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã thu hút được 3 dự án cấp mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn là 79,9 triệu USD, đứng thứ 21/50 về
đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2014.
Phân
theo ngành
Vốn FDI của Thanh Hóa tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến chế tạo với 43 dự
án, tổng vốn đăng ký là
10,05 tỷ USD, chiếm 86% về số dự án và 98,95% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều
hòa và lĩnh vực hoạt động chuyên môn và khoa học công nghệ.
Phân theo đối tác đầu tư:
Hiện nay đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa,
trong đó dẫn đầu là Nhật Bản với 9 dự án, tổng vốn đăng ký 9,67 tỷ USD, chiếm 95,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng
thứ 2 là Đài Loan có 10 dự
án số vốn đăng ký đạt 228,9 triệu USD
chiếm 2,3% vốn
đăng ký. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc và các quốc
gia khác.
Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:
Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn , tổng vốn đầu
tư đăng ký là 9 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư với mục tiêu sản xuất dầu
mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất plastic, bán buôn xăng dầu.
Công ty TNHH xi măng Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư
đăng ký gần 622 triệu USD, nước đầu tư
Nhật Bản với mục tiêu xây dựng nhà máy xi măng công suất 4,45 triệu tấn/năm.
Công ty TNHH giày Annora Việt Nam, tổng vốn đầu
tư 103,5 triệu USD nhà đầu tư Đài Loan, mục tiêu của dự án là sản xuất giày dép
xuất khẩu
Mặt được:
- Quy mô bình quân của một dự án FDI của Thanh
Hóa đạt khoảng 205 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với quy mô bình quân trên 1
dự án của cả nước (16 triệu USD/1 dự án). Chủ yếu là do có 1 dự án lớn trên địa
bàn, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, vốn đầu tư 9 tỷ USD.
- Năng lực nền kinh tế của tỉnh được đầu tư xây
dựng và đang từng bước phát huy hết tác dụng, hệ thống các cơ chế chính sách
của tỉnh ngày càng được bổ sung, hoàn thiện và phát huy hiệu quả tích cực. Một
số dự án công nghiệp lớn trên địa bàn như: dây truyền 2 xi măng Bỉm Sơn, Nghi
Sơn, nhà máy mem vi sinh, nhà máy lắp ráp ô tô nhà máy chế biến khoảng sản...là
nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho ngành công
nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.
- Các chỉ tiêu về tình hình thực hiện của các
dự án FDI trên địa bàn trong 7 tháng đầu năm đạt kết quả cao. Vốn đầu tư thực
hiện đạt 570 triệu USD, gấp 32 lần so với cùng kỳ 2013; Doanh thu và nộp ngân
sách tăng cao so với cùng kỳ, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
Tồn tại, hạn chế:
- Thanh Hoá quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, hiệu quả đầu tư và sử
dụng vốn chưa cao. Cơ sở vật chất - hệ thông kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát
triển đồng bộ nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án đầu
tư chủ yếu vào KKT Nghi Sơn và các Khu CN.
- Các dự án đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp chưa
có dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ vì vậy cần có chính sách thu hút và điều
chỉnh các dự án sang lĩnh vực dịch vụ nhằm chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng
tích cực hơn.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của
các nhà đầu tư.
Giải pháp
- Tăng cường công tác hậu kiểm, theo dõi quản
lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng
nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
- Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc
tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI hoạt động thuận lợi
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trên địa bàn
- Tỉnh Thanh Hoá cần hoàn chỉnh và công bố rộng rãi
quy hoạch sử dụng đất, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho
các dự án đầu tư.
- Cần
tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh, nhất là
hạ tầng KKT Nghi Sơn và các khu CN.
- Chú trọng tăng cường công tác cán bộ và đào tạo cán bộ
làm công tác đối ngoại, đồng thời nâng cao năng lực đào tạo nghề nhằm phát
triển đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề làm việc trong các doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
- Nâng
cao chất lượng xây dựng quy hoạch và hoàn chỉnh danh mục dự án kêu gọi vốn đầu
tư nước ngoài, chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao, dự án lĩnh vực dịch
vụ, các dự án của các đối tác thuộc địa bàn trọng điểm Châu Âu, Châu Mỹ, lựa
chọn những dự án đảm bảo tính khả thi.