BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ Sáu, 27/12/2024
Báo cáo theo địa phương
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng
Thứ Ba, 14/10/2014 09:28
Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng

Tính tới ngày 20/09/2014, Đà Nẵng có 300 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,98 tỷ USD, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bình quân 1 dự án là 13,27 triệu USD, thấp hơn bình quân trung của 1 dự án có đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (14,45 triệu USD/dự án).

Riêng 9 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã thu hút được 21 dự án cấp mới và 12 dự  án điều chỉnh vốn với số vốn42,84 triệu USD, đứng thứ 31/50 về đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2014.

 Phân theo ngành

Với nhiều dự án lớn, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút nhiều vốn nhất trên địa bàn Đà Nẵng với 27 dự án, tổng vốn đăng ký là 1,93 tỷ USD, chỉ chiếm 9% về số dự án nhưng chiếm 48,6% về vốn đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với 114 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 947 triệu USD, chiếm 38% số dự án và 23,8% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là lĩnh vực  dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; xây dựng với số vốn đăng ký lần lượt là 694 triệu USD, 158 triệu USD và 86 triệu USD. Các dự án còn lại thuộc các lĩnh vực khác

 Phân theo đối tác đầu tư:

Hiện nay đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố Đà Nẵng, trong đó dẫn đầu là British Virgin Islands với 22 dự án, tổng vốn đăng ký 1,25 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 35 dự án  số vốn đăng ký đạt 718,5 triệu USD, chiếm 18% vốn đăng ký. Hoa Kỳ  đứng thứ 3 với 27 dự án với tổng vốn đăng ký 351 triệu USD chiếm 8,8% về vốn đăng ký. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

      Một số dự án lớn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:

(1)  Công ty TNHH trung tâm thương mại vinacapital, cấp phép ngày 27/7/2007 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 325 triệu USD do nhà đầu tư British Virgin Island đầu tư với mục tiêu kinh doanh khu thương mại, khách sạn, văn phòng, dịch vụ khách sạn, kinh doanh bất động sản

(2) Công ty TNHH GVD Việt Nam 1, tổng vốn đầu tư đăng ký là 300 triệu USD, do British Virgin Island đầu tư với mục tiêu xây dựng, quản lý khu căn hộ và các dịch vụ vận chuyển khách du lịch, dịch vụ cho thuê xe, ăn ở.

(3) Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước – Thành phố Đà Nẵng, tổng vốn đầu tư 250 triệu USD nhà đầu tư Hàn Quốc, mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khách sạn, sân golf , vận chuyển khách du lịch

 Đánh giá:

Mặt được:

- Tình hình tiếp nhận hồ sơ cấp mới và tiếp nhận hồ sơ điêu chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ngày càng thuận lợi, được quy định tiếp nhận tại Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng (đối với dự án đầu tư vào KCN và CX) và Ban quản lý Khu Công nghệ cao. Đối với dự án ngoài Khu công nghiệp, việc tiếp nhận hồ sơ và tham mưu cấp phép, điều chỉnh GCNĐT được thực hiện một cửa duy nhất tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng.

- Tình hình hoạt động của các dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối tốt, nhất là đối với các dự án sản xuất công nghiệp.

 Hạn chế:

- Đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Đà Nẵng còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của một thành phố trọng điểm miền Trung có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ cao cấp, tỷ lệ các dự án công nghệ cao còn ít.

- Ngoài một số dự án lớn thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì phần lớn các dự án FDI trên địa bàn là dự án quy mô nhỏ, có 254 dự án quy mô dưới 5 triệu USD, chiếm 85%; 176 dự án quy mô dưới 1 triệu USD, chiếm 59%.

- Một số dự án bất động sản trên địa bàn thành phố hiện đang chậm triển khai do khó khăn của thị trường bất động sản và thiếu vốn của nhà đầu tư, vì vậy vốn thực hiện trong lĩnh vực này không đáng kể.

 Giải pháp:

- Tập trung đẩy mạnh tăng vốn giải ngân, giảm khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, cụ thể:

+ Theo dõi, thúc đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án chậm tiến độ hoặc chưa triển khai theo đúng cam kết. Đặc biệt chú trọng đến công tác thúc đẩy trieernkhai các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, sử dụng nhiều đất được cấp GCNĐT trong vài năm gần đây, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng.

+ UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành thường xuyên phối hợp hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp FDI trong việc triển khai hoạt động thông qua các buổi gặp mặt giữa lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp. Đồng thời, nắm bắt cụ thể tình hình triển khai của các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô đầu tư lớn để kịp thời hỗ trợ triển khai sau đầu tư.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp phép nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất nhưng không triển khai đúng tiến độ cam kết, hoặc đối với các doanh nghiệp rời bỏ địa điểm kinh doanh, không thực hiện công tác báo cáo định kỳ để dành quỹ đất cho các dự án mới.

- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Đà Nẵng và đôn đốc nhà đầu tư triển khai xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung đúng tiến độ đã cam kết với UBND thành phố.

- Tập trung ưu tiên thu hút FDI vào các ngành công nghiệp phụ trợ, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn, các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), thân thiện với môi trường, góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường, có nền công nghiệp phát triển.

 

Số lượt đọc: 3802
Thông báo