BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Chủ Nhật, 22/12/2024
Kinh tế thế giới
Việt Nam kỳ vọng vào làn sóng FDI thứ tư đang và sắp đổ vào Việt Nam?
Thứ Sáu, 04/12/2020 10:45

Sau thương chiến Mỹ - Trung, COVID-19 nối tiếp làn sóng thúc đẩy dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam - với những lợi thế sẵn có, nằm trong nhóm các quốc gia có cơ hội hưởng lợi và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào làn sóng đầu tư thứ tư.

Sau thương chiến Mỹ - Trung, COVID-19 nối tiếp làn sóng thúc đẩy dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam - với những lợi thế sẵn có, nằm trong nhóm các quốc gia có cơ hội hưởng lợi và hoàn toàn có thể kỳ vọng vào làn sóng đầu tư thứ tư. Điển hình là việc đại gia công nghệ hàng đầu thế giới Apple với các sản phẩm hình táo khuyết đang tăng cường độ hoạt động sản xuất và sự liên hệ với thị trường Việt Nam, thông qua việc 3 đối tác chính là Foxconn, Winstron, và gần đây là Luxshare, Pegatron đã chính thức hiện diện, ngày càng mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

Trước đó, làn sóng đầu tư thứ nhất, giai đoạn 1993-2000, hình thành khi Việt Nam ban hành luật Đầu tư nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Nhiều tập đoàn đa quốc gia ồ ạt rót vốn vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp tập trung trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, điện tử, lắp ráp và thăm dò dầu khí với những tên tuổi hàng đầu đến từ Hoa Kỳ và châu Á.

Giai đoạn 2001-2007 diễn ra làn sóng đầu tư trực tiếp thứ hai sau khi Việt Nam – Hoa Kỳ ký kết hiệp định thương mại song phương BTA vào cuối năm 2000, mở ra cánh cửa xuất khẩu hàng hóa “made in Vietnam” sang quốc gia bên kia bán cầu, thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực thâm dụng lao động như may mặc, da giày, đồ gỗ.

Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO vào năm 2006 khởi phát cho làn sóng đầu tư thứ ba bắt đầu từ năm 2007 với bước chuyển biến quan trọng về chất khi dòng vốn đầu tư tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, gắn với tên tuổi đình đám như Intel, Samsung, Foxconn, Compal, Nokia... và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Từ năm 2013 tới nay, khi đầu tư trực tiếp xuất hiện các thương vụ tỉ đô trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao thì sự phát triển của các công ty tư nhân Việt Nam và sự phục hồi của thị trường chứng khoán cũng kéo theo nhiều thương vụ đầu tư gián tiếp với quy mô lớn, mua cổ phần với mục đích kiểm soát các công ty Việt Nam, nhóm các doanh nghiệp có thương hiệu, thị phần.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài
Số lượt đọc: 5708
Thông báo